Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

Mở bán dự án Làng Sen Việt Nam

Khu Đô Thị Văn Hóa - Thương Mại - Du Lịch Làng Sen Việt Nam
Cộng Đồng Xanh - Văn Minh - Truyền Thống
Tổng quan về dự án làng sen Việt Nam:

Làng sen Việt Nam được quy hoạch và phát triển dựa trên quỹ đất rộng 50 ha dưới bàn tay của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, top 10 kiến trúc sư tiêu biểu của năm 2012 do tạp chí kiến trúc Architectural Record bình chọn.
KTS - Võ Trọng Nghĩa
Tọa lạc liền kề Thành phố Hồ Chí Minh cách Trung tâm Quận 5 chỉ 30phút 

Ý tưởng chủ đạo của dự án là làng sen và văn hóa 3 miền Bắc – Trung – Nam với những giá trị tinh túy nhất của từng vùng miền đều sẽ được tái hiện một cách rõ nét nhất tại dự án Làng sen Việt Nam.
Khách hàng đến với dự án làng sen Việt Nam không đơn thuần là chốn an cư mà đó còn là nơi họ tìm về những giá trị văn hóa, truyền thống của con người Việt Nam tưởng chừng như đã bị lãng quên trong thời hiện đại.


MỘT BỨC TRANH MANG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ

Với những con đường là các bài học lịch sử của ông cha từ thời dựng nước, hội tụ các địa danh của quê hương 3 miền, các hoạt động văn hóa truyền thống giúp ta ôn lại và càng tự hào là người con của đất Việt thân yêu.

Hình ảnh cây đa – giếng nước – mái đình đã trôi vào quên lãng một lần nữa được tái hiện một cách chân thực nhất tại Làng sen Việt Nam. Dọc 2 bên đường ngoài vào trong dự án là những hàng cau thẳng tắp như đón chào những người con xa quê trở về với nguồn cội.

Thông điệp may mắn cho nhà đầu tư: “ Khoản đầu tư thông minh từ trái tim, một phong cách sống tốt hơn với những giá trị từ thiên nhiên và văn hóa truyền thống từ Quê hương của bạn nhưng chỉ cách Trung Tâm TPHCM 30 phút “

Tiện ích tiện lợi trong dự án Làng sen Việt Nam
Trung tâm văn hóa - thương mại - triễn lãm Sen Việt
Trường kỹ năng Phù Đổng Thiên Vương
 Hồ Tịnh Đế Liên - Trung tâm Hội nghị Tre Việt
(Lập kỷ lục Guinness Nhà Tre lớn nhất Việt Nam)

Dự án Làng sen Việt Nam với 3 gói sản phẩm áp dụng cho mọi đối tượng khách hàng:
Gói sản phẩm dành cho nhà đầu tư – Đầu tư chơi cũng thấy lời

Giải pháp tài chính chuyên biệt gia tăng hiệu quả dòng tiền cho nhà đầu tư – ” Khoản đầu tư thông minh từ trái tim tại Làng sen Việt Nam sẽ mang lại cho bạn lợi nhuận tức thì và giá trị ngày một gia tăng theo thời gian “.

Những giá trị hàng đầu dành cho nhà đầu tư:
 - Kinh tế phát triển – Cộng đồng thịnh vượng
 - Tốc độ đô thị hóa cực mạnh
 - Hạ tầng hiện đại kết nối liên kết vùng thuận lợi
 - Khu vực thu hút dân cư
Gói sản phẩm dành cho nhà kinh doanh – Phát triển dịch vụ:

Rộn ràng lễ hội truyền thống bốn mùa
 - Tinh túy ẩm thực từ khắp mọi miền đất nước
 - Hội tụ tinh hoa làng nghề truyền thống
Gói sản phẩm dành cho người an cư:

Dễ dàng sở hữu một phong cách sống tốt hơn với những giá trị thiên nhiên và văn hóa truyền thống từ quê hương của bạn nhưng chỉ cách trung tâm TP HCM 30 phút.
Hãy bắt đầu cuộc sống mới thanh bình, viên mãn tại Làng sen Việt Nam

Dự án sẽ được công bố chính thức vào ngày 14/12/2014.
Quý khách hàng đăng ký tham quan dự án vui lòng liên hệ:
0902.824.212
Phúc Khang - Bước song hành - Bước Thành Công
http://diaoc-eco.blogspot.com/
https://www.facebook.com/duankhudothilangsenvietnam


ban dat nhon trach, dat nen lang sen viet, du an ecosun, du an eco sun, khu do thi lang sen viet nam, du an eco village, du an ecovillage, lang sen viet nam village, du an ecotown, du an eco town, sen viet nam, du an orchid city, du an orchidcity, du an sunflower city, du an sunflowercity, dự án làng sen việt nam, dự án eco sun, dự án ecosun, dự án ecoviillage, dự án eco village, dự án ecotown, khu đô thị làng sen việt nam, dự án eco town, dự án orchid city, dự án orchidcity, dự án sunflower city,dự án sunflowercity, đất nền làng sen việt, đất nền dự án eco sun, đất nền dự án eco village, đất nền dự án ecotown, đất nền dự án orchid city,đất nền dự án sunflower city, đất nền dự án, dự án đất nền, du an lang sen viet nam, lang sen viet nam, làng sen việt nam village, sen việt nam, làng sen việt nam

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Quốc hội thông qua Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Quốc hội thông qua Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản


Hôm nay (25/11), với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Luật Nhà ở (sửa đổi) cho phép bán nhà cho cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam với số lượng không quá 30% số căn hộ trong một tòa chung cư, hoặc không quá 250 nhà/phường.

Luật cũng quy định thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua và nhận bàn giao nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Trường hợp mua bán nhà giữa chủ dự án đầu tư xây dựng nhà ở với người mua, thì thời điểm chuyển quyền sở hữu được tính từ thời điểm bên mua nhận bàn giao hoặc từ thời điểm bên mua đã thanh toán đủ tiền mua nhà cho chủ đầu tư.

Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) cho phép mua bán nhà ở được hình thành trong tương lai và quy định, trong thời hạn 50 ngày kể từ khi bàn giao nhà, công trình xây dựng cho người mua thì nhà đầu tư phải làm thủ tục để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp các bên tự làm thủ tục này.

Cũng trong ngày hôm nay, Quốc hội đã thông qua luật thi hành án dân sự (sửa đổi), thảo luận về bộ Luật Dân sự (sửa đổi) và Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi).

Long An - Thị trường BĐS tiềm năng khu vực phía Tây Tp.HCM

Long An - Thị trường BĐS tiềm năng khu vực phía Tây Tp.HCM

Quỹ đất đang hẹp dần tại các khu vực phía Đông và Nam đẩy các dự án đầu tư mới tiến dần về khu Tây, cơ hội và tiềm năng phát triển của khu vực này đang thể hiện ngày càng rõ rệt và cụ thể nhất là tại thị trường Long An.
Giá rẻ, hạ tầng tốt tạo lực đẩy cho thị trường giao dịch


Trong số các tỉnh lân cận Tp.HCM, Long An được đánh giá là thị trường mới nổi nhưng hứa hẹn sẽ mang lại khả năng sinh lợi cao. Nơi đây đã và đang hình thành hàng loạt dự án khu đô thị mới được quy hoạch bài bản, đặc biệt, nhiều công trình hạ tầng giao thông được đầu tư xây dựng tai Long An đang kéo khoảng cách của tỉnh ngày càng xích lại gần hơn với Tp.HCM.
Theo phân tích của giới chuyên gia bất động sản, thị trường địa ốc Long An mở ra nhiều cơ hội sinh lời, đặc biệt là các khu vực giáp ranh với Tp.HCM như Cần Giuộc, Bến Lức, Đức Hòa… Với cơ sở hạ tầng được đầu tư tốt, giao thông thuận lợi: sông Vàm Cỏ liền kề hướng ra biển Đông và đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương nối liền Tp.HCM với Tân An (Long An) và Mỹ Tho (Tiền Giang); đường cao tốc Tân Sơn Nhất - Long An sẽ được đầu tư nối Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Long An, khoảng cách đi lại ở những khu vực này với Tp.HCM khá gần, không chỉ phù hợp cho những người có nhu cầu nhà ở tại địa phương mà cả với những người đang làm việc ở Tp.HCM.
Những khu đô thị mới đang làm thay đổi nhanh chóng diện mạo của tỉnh Long An ( Hình: dự án KĐT Nam Long, một trong những dự án đang thu hút nhiều khách hàng tại Long An)
Một yếu tố đặc biệt quan trọng là dù giáp ranh với Tp.HCM nhưng mặt bằng giá các dự án BĐS tại Long An không cao, chỉ cần bỏ ra vài trăm triệu đồng là có thể sở hữu được một nền đất. Phần lớn dự án triển khai ở Long An là dự án mới, được bán với giá gốc, nên tiến độ thanh toán rất linh hoạt, chia thành nhiều giai đoạn, do đó những người có thu nhập trung bình vẫn có thể tham gia được. Cụ thể, giá đất trung bình tại Long An vào khoảng từ 150tr -250tr/nền cho diện tích 75m2 – 120m2 và 350tr -660tr/nền cho diện tích từ 100m2 – 140m2, riêng với biệt thự nhà phố giá giao động khoảng từ 1,5 - 1,8 tỷ/căn.
Thực tế, sự phát triển của thị trường BĐS Long An được chứng minh thông qua lượng giao dịch tăng mạnh từ đầu năm 2014. Theo thống kê ước tính của các công ty BĐS, từ cuối năm 2013 đến nay, thị trường BĐS phía Tây ghi nhận hơn 2000 lượt giao dịch, trong đó Tp.HCM chỉ khoảng 500 lượt còn lại hơn 1500 lượt giao dịch thuộc về Long An. Giao dịch chủ yếu thuộc phân khúc đất nền và nhà phố,  phân khúc này đang được các nhà đầu tư địa ốc tại Long An ưa chuộng vì đánh vào nhu cầu thực của người mua. Với quỹ đất dồi dào và mức giá hấp dẫn, thời gian qua hàng loạt các dự án đất nền, nhà phố tại Long An có lượng tiêu thụ rất khả quan.
Đơn cử như dự án Nhà phố Thương gia Nam Long, dù chưa mở bán chính thức nhưng lượng khách có nhu cầu tìm mua đã rất cao, giá cũng không phải thuộc loại mềm so với mặt bằng giá chung của thị trường Long An nhưng vẫn thu hút được người mua vì biết khai thác tiềm năng sẵn có và uy tín chủ đầu tư. Bên cạnh đó phải kể đến các dự dự án có giao dịch khá tốt như KDC An Thạnh (Bến Lức) giá bán khoảng 600tr/nền và đã bán được hơn 80%, KDC Tân Đô (Đức Hòa), KDC Long Hậu (Cần Giuộc), KDC Đức Hòa (Đức Hòa), KDC Nam Khang...
Tiềm năng lớn cho những chiến lược phát triển dài hạn
 Từ cuối năm đến nay, trung bình các dự án BĐS ở Long An đón tiếp hơn 400 -500 lượt khách thăm quan, các địa bàn được quan tâm nhất vẫn là Đức Hòa, Bến Lức, Cần Nước, Cần Giuộc. Đây là những khu vực giáp danh Tp.HCM, giao thông tương đối thuận lợi, gần trung tâm và giá lại khá mềm. Khách hàng chủ yếu tìm mua đất để định cư thay vì đầu tư như trước đây, theo ghi nhận thị trường thì tới trên 90% người mua đất là để phục vụ nhu cầu ở thực.
Đất nền, nhà phố đang là phân khúc được tìm kiếm nhiều tại Long An
Ông Dương Long Thành, Tổng giám đốc công ty CP Địa ốc Thắng Lợi, cho biết, từ đầu năm đến nay, yêu cầu tìm mua đất tại khu vực này đang tăng lên, giao dịch cũng theo đó tăng đáng kể. Theo ông,  một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng thu hút khách hàng đổ về Long An trong thời gian qua là giá đất của các dự án ở đây không cao so với thị trường Đồng Nai, Bình Dương, đặc biệt là Tp.HCM. Thêm vào đó, quy trình hoàn thiện thủ tục pháp lý nhà đất ở Long An đơn giản, dễ dàng và nhanh gọn hơn, khách hàng dễ dàng tìm kiếm những quỹ đất có vị trí tốt, cơ sở hạ tầng, giao thông thuận lợi và có sổ đỏ ngay chứ không cần phải có nhà mới có sổ như Tp.HCM.
Ông Thành cũng nhận định, đến năm 2020, Long An sẽ phát triển thành đô thị loại 2, cơ sợ hạ tầng sẽ không ngừng phát triển. Trong tương lai, tiềm năng kinh tế của Long An là vô cùng lớn trong khi giá đất hiện tại còn khá rẻ, đầu tư lúc này sẽ mang lại khả năng sinh lợi cao. Giá đất đang xuống thấp như hiện nay rất dễ để khách hàng có thu nhập trung bình hoặc thấp kiếm được một lô đất hoặc một căn hộ ở vị trí đẹp, hạ tầng đầy đủ mà giá lại hợp với túi tiền. Ngoài ra, thông tin về các dự án hạ tầng đang được đẩy mạnh triển khai tại Long An sẽ góp phần không nhỏ trong việc tạo ra sự sôi động cho thị trường giao dịch thời gian tới.
Còn theo ông Trần Thanh Hiệp, chuyên viên kinh doanh BĐS tại Tp.HCM, hiện nay khách hàng đầu tư vào thị trường Long An chủ yếu là đầu tư ở tầm trung và dài hạn. Thị trường Long An hiện tại so với vùng chân vạc Đồng Nai, Bình Dương, Tp.HCM không thể sôi động bằng, tuy nhiên tiềm năng phát triển của Long An sẽ rất mạnh trong vòng 3 đến 5 năm nữa. Khi những tiềm năng này được đánh thức, Long An sẽ là thị trường có sức cạnh tranh cao, “chỉ có đầu tư dài hạn mới đảm bảo có thể sinh lời, lướt sóng BĐS trong thời gian này là không có cơ hội”, ông Hiệp nhận xét.
Thực tế cho thấy, những năm qua thị trường bất động sản ở Long An mặc dù có sự phát triển nhưng không cân xứng với tiềm năng sẵn có. Do đó, nếu doanh nghiệp bất động sản “bắt mạch” đúng với nhu cầu của thị trường, đặc biệt là nhu cầu của nhóm người có thu nhập trung bình thì tiềm năng phát triển của thị trường này trong tương lai là rất lớn. Về phía nhà đầu tư, giới phân tích cũng lưu ý, nhà đầu tư cần tỉnh táo khi lựa chọn các sản phẩm đầu tư. Ngoài việc xem xét về vị trí, tính pháp lý, giá cả… để giảm thiểu những rủi ro không mong đợi, nhà đầu tư nên lựa chọn những chủ đầu tư dự án lớn, có uy tín, đơn vị phân phối sản phẩm có thương hiệu, chất lượng dịch vụ tốt. Đây chính là những yếu tố góp phần làm gia tăng giá trị sản phẩm và tính thanh khoản của sản phẩm.

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

“Động viên dân bỏ tiền để cứu bất động sản”

“Động viên dân bỏ tiền để cứu bất động sản”



Chuyên gia cao cấp về bất động sản Đặng Hùng Võ cho rằng, để giải quyết vấn đề tồn đọng của phân khúc bất động sản trung và cao cấp, ngoài việc tạo niềm tin, các chủ đầu tư nên huy động tiền từ người dân.




GS. Đặng Hùng Võ Chuyên gia cao cấp bất động sản


Ông cho rằng thị trường bất động sản đang có biểu hiện “sốt” trở lại?


Thị trường bất động sản gần đây đúng là đang có sốt dù sốt chưa cao. Ngày xưa, việc bỏ tiền đầu tư, kiếm lời, có thể được vài tỷ, bây giờ thì chỉ vài chục triệu thôi. Nhưng rõ ràng dấu hiệu đó đang cho thấy thị trường có sốt trở lại.


Thứ hai, đối với phân khúc cao cấp, một số chủ đầu tư lớn vẫn đang làm được, dự án vẫn bán rất tốt, tại sao chúng ta không làm được. Chúng ta có thể ít tiền hơn họ, nhưng không phải không có cách, hãy động viên tiền của dân để cùng vào đầu tư với mình.


Hãy vì lợi ích của người góp tiền nhiều hơn chứ đừng vì lợi ích của chủ đầu tư nhiều hơn, mặc dù đã là đầu tư kinh doanh đương nhiên các chủ đầu tư phải vì lợi ích của mình.


Nhưng theo tôi, hãy chia một phần lợi ích chính đáng đó cho người góp tiền, chắc chắn sẽ động viên được họ tham gia vào dự án. Miễn sao chúng ta chứng minh được, bỏ tiền vào bất động sản có lợi hơn vàng, ngoại tệ, thậm chí gửi ngân hàng.


Hiện nay, có thể nói, trong các kênh nói trên, việc gửi ngân hàng là kém cạnh tranh nhất về lợi nhuận, trong khi đó tiền ở trong dân còn rất nhiều, họ vẫn giữ tiền, vàng để chờ đợi một cơn sốt vàng trở lại có thể mang lại cho họ lợi ích nhiều hơn.


Do đó, các nhà đầu tư bất động sản hãy chứng minh rằng: Tôi làm đàng hoàng, dự án chắc chắn, bỏ tiền vào đây sẽ có lợi nhuận tốt nhất so với các kênh còn lại. Nếu làm được điều đó thì tự khắc nó sẽ giải quyết được vấn đề của phân khúc trung và cao cấp.


Trong bối cảnh thị trường có sốt trở lại như vậy, ông có lời khuyên nào dành cho người mua?


Tôi nghĩ rằng khuyên thì sẽ khó đấy. Bởi vì, không chỉ với bất động sản mà cả với lĩnh vực khác cũng vậy, không thể có một lời khuyên chung nào dành cho mọi người cả. Hơn nữa, lời khuyên cũng sẽ dễ bị hiểu lệch đi. Bởi mỗi người sẽ có một ngữ cảnh khác nhau, quan điểm khác nhau về thị trường


Chỉ có điều, nếu quyết đưa tiền vào bất động sản thì mỗi người nên cân nhắc việc sẽ đưa vào lúc nào, trong hoàn cảnh nào để mang lại giá trị cao nhất, đáp ứng được nguyện vọng lợi ích của người đó.


Còn về việc mua nhà, có thể nói giá nhà đã giảm khá mạnh so với trước đây, một số dự án còn giảm tới 50% giá.


Tuy nhiên, giá giảm chỉ là một yếu tố, mua một căn nhà để ở thì còn cần quan tâm đến những yếu tố khác nữa như hạ tầng, tiện ích… để tạo ra giá trị thực cho cuộc sống.


Ông nhìn nhận thế nào về xu hướng sống của giới nhà giàu Hà Nội hiện nay? Dường như đang có xu hướng chuyển ra các khu đô thị mới ở khu vực ngoài nội đô thành phố?


Đối với nhà đầu tư đây là một bài toán liên quan đến khả năng dự báo. Ví dụ, người ta dự báo được một khu vực nào đó trong tương lai quy hoạch sẽ phát triển tới, hạ tầng tốt lên như: Gia Lâm, Đông Anh có cầu Nhật Tân chẳng hạn…


Khi đó giá bất động sản sẽ tăng theo, và họ đầu tư. Ngược lại, người mua để ở cũng thế.


Tuy nhiên, theo tôi nghĩ, đó là dự báo riêng của từng người chứ cũng chưa hẳn là xu hướng chung của giới nhà giàu Hà Nội muốn chuyển ra khu vực ngoại thành.


Thực tế việc gần đây nhiều khu đô thị mới, biệt thự liền kề ở ngoại thành quay lại thị trường, có thanh khoản cũng là do dòng tiền tìm đến đó cũng vẫn chỉ là nguyện vọng tìm kiếm lợi ích từ thị trường mà thôi.


Đang có ý kiến cho rằng, tâm lý của người mua nhà đã thay đổi so với giai đoạn trước, thay vì trước đây người mua chỉ chăm chăm tìm kiếm cơ hội để có được lợi nhuận đột biến sang việc tìm cho mình một cuộc sống với những giá trị thực sự từ các dịch vụ tiện ích, hạ tầng mang lại. Ông có đồng thuận với quan điểm này?


Sự thay đổi đó là đúng. Trước đây các lần sốt giá như năm 1991 – 1993; 2001- 2003… tôi tin rằng sẽ không quay lại Việt Nam nữa vì đó là thời điểm chuyển đổi từ tư duy bao cấp sang nền kinh tế thị trường.


Ở Việt Nam hiện nay, nếu hỏi đã 100% kinh tế thị trường chưa chắc là cũng chưa, nhưng nó không diễn lại những thể hiện thô thiển về mặt quan niệm gía trị khi mà chúng ta chuyển từ bao cấp sang thị trường.


Nó không còn tư duy đó nữa do đó không còn các điều kiện để sốt nóng quá mức giống như thời điểm trước.


Bây giờ, chắc chắn muốn kiếm lợi ích từ thị trường bất động sản thì tư duy phải khác. Ngày trước nếu cứ bỏ tiền vào bất động sản, sau độ khoảng 1 tháng thôi thì đã thấy tiền nó nở ra khoảng 10%, đó là chắc chắn.


Nhưng bây giờ, hy vọng điều đó thì chắc sẽ khó, bởi vì muốn tìm kiếm được 10% từ bất động sản chắc cũng phải độ 1-2 năm.


Cho nên, thời kỳ này có thể nói là thời kỳ tích tụ bong bóng của nền kinh tế chuyển đổi, và nó đã sang giai đoạn vỡ bong bóng của chuyển đổi rồi, bây giờ nó sang giai đoạn nhịp độ bình thường thị trường.


Vì thế, việc tìm kiếm lợi ích thời điểm này cần thiết phải có sự khôn ngoan hơn trước chứ không đơn thuần chỉ là 1 động tác bỏ tiền vào rồi có lợi nhuận ngay trong thời gian ngắn.


Gần đây, 1 loạt dự án cao cấp nằm im nhiều năm lại có thanh khoản tốt bất ngờ, có điều gì trong sự thay đổi này, thưa ông?


Có thể nói, sự thay đổi trên là do hai yếu tố: Thị trường và tâm lý của chủ đầu tư. Thời gian qua, từ những khó khăn của thị trường, làm ăn thất bát, họ đã cảm nhận được sự thay đổi của thị trường dẫn đến họ phải thay đổi tư duy nếu muốn tiếp tục phát triển.


Chứ không phải chỉ do nhà đầu tư ngồi tự nghĩ ra và thay đổi. Lúc này là lúc thị trường hơn rất nhiều rồi, quy luật giá trị, cạnh tranh cung cầu đã tác động mạnh hơn vào giá của sản phẩm rồi, khác biệt hoàn toàn so với giai đoạn trước năm 2006.


Xin cảm ơn ông!



Vũ Minh (BizLIVE)

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Sân bay Long Thành: Cần xây, nhưng không nhất thiết phải to

Sân bay Long Thành: Cần xây, nhưng không nhất thiết phải to

Đồng ý chủ trương sớm có sân bay tầm cỡ, nhưng nhiều đại biểu lưu ý chất lượng dịch vụ và điều hành bay mới là yếu tố quyết định tính cạnh tranh của cảng trung chuyển, chứ không chỉ nằm ở quy mô

Thảo luận về chủ trương đầu tư sân bay quốc tế Long Thành chiều 14/11, đa số đại biểu nhất trí việc Quốc hội cần sớm thông qua chủ trương đầu tư để Chính phủ bắt tay chuẩn bị.
Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) khẳng định chủ trương làm sân bay Long Thành là cần thiết lẫn cấp thiết. "Cần thiết là vì một đất nước 90 triệu dân, đang trên đà công nghiệp hóa và hội nhập sâu rộng thì phải có một sân bay quốc tế tầm cỡ, xứng tầm". Vị này cho rằng Long Thành là dự án có sức lan tỏa, sẽ phát huy hiệu quả tối đa hệ thống giao thông đang xây dựng gồm đường cao tốc, cảng Cái Mép và cả đường sắt quốc gia, điều mà Tân Sơn Nhất không làm được.
thuong-3164-1415964392.jpg
Đại biểu Nguyễn Phi Thường cho rằng sân bay Long Thành vừa cần thiết, vừa cấp thiết.
Về tính cấp thiết, vị đại biểu là Tiến sĩ trong lĩnh vực giao thông khẳng định, trong bối cảnh ngành hàng không thế giới tăng trưởng hai con số và các nước đều có xu hướng làm cảng trung chuyển, nếu không có một sân bay với vai trò này, Việt Nam sẽ trở nên phụ thuộc.
"Cần thiết và cấp thiết là vậy nhưng dư luận vẫn còn lo lắng lắm. Đó là vì câu chuyện dùng đất trong sân bay làm sân golf, nợ công tới ngưỡng, tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng còn lớn và đặc biệt là vì chất lượng dịch vụ ngành hàng không còn yếu”, ông Thường nêu băn khoăn. 
Dù khẳng định “không thể vì thế mà không đầu tư” bởi đây là một dự án có sức lan tỏa lớn, song ông Thường cũng đề nghị cân nhắc quy mô dự án ở cấp 4E thay vì 4F. 
“Vì khả năng điều hành bay, chất lượng dịch vụ là điều quyết định cạnh tranh được trung chuyển hay không, chứ nếu suất đầu tư cao mà các yếu tố trên không tương xứng thì chưa chắc. Chek Lap Kok của Hong Kong (Trung Quốc), Changi của Singapore trở thành trung chuyển nhờ vào chất lượng chứ quy mô không lớn”, ông dẫn chứng.
Đồng ý chủ trương đầu tư nhưng đại biểu Nguyễn Sỹ Cương đề nghị Chính phủ thuê cơ quan độc lập đánh giá trong giai đoạn báo cáo khả thi vì ông cho rằng “mục tiêu của dự án là có cơ sở nhưng không dễ”.
“Có ai dám khẳng định đến năm 2030 ta sẽ đón được 50 triệu khách không khi mà báo chí nói 80-90% khách du lịch không muốn quay lại Việt Nam”, ông Cương đặt vấn đề rồi tự giải đáp: "Hành khách đến đây không vì Việt Nam có sân bay to mà vì môi trường xã hội tốt, đầu tư thuận lợi... Do vậy, vẫn còn nhiều việc phải làm nếu muốn Long Thành là cảng trung chuyển".
Từng phát biểu ở tổ dự án này cần thiết chứ chưa đến mức cấp thiết, thậm chí để 10-15 năm nữa vẫn được nhưng tại hội trường hôm nay, chuyên gia Trần Du Lịch nói ông ủng hộ thông qua chủ trương đầu tư. “Đây là quyết định khó khăn của các đại biểu, vì nếu làm mà không hiệu quả thì không được. Nhưng không làm mà Tân Sơn Nhất quá tải thì trách nhiệm cũng nặng nề”. Vị này cũng lưu ý rằng, việc ủng hộ chủ trương là để cho Chính phủ cơ hội làm rõ vấn đề mà ông thắc mắc nhưng chưa thể giải quyết được ở giai đoạn báo cáo tiền khả thi – Đó là khả năng Tân Sơn Nhất có thể nâng công suất lên được 40 triệu không hay đã tối đa? “Cần làm rõ về mặt khoa học và thực tiễn để thấy Tân Sơn Nhất không thể nâng công suất”, ông Lịch đề nghị.
“Tôi hoàn toàn tán thành cần có sân bay tầm cỡ như Long Thành nhưng để quyết định cần thảo luận thêm”, Phó chủ nhiệm ủy ban Các vấn đề xã hội Đỗ Mạnh Hùng thận trọng. Ông Hùng so sánh suất đầu tư ở nhiều sân bay quốc tế chỉ 90 USD để vận chuyển một khách, trong khi đơn giá của Long Thành giai đoạn I đã 156 USD và tăng lên 180 trong giai đoạn tiếp theo. Tương tự, báo cáo của chủ đầu tư nói vốn huy động từ ngân sách thấp nhưng thực chất 47.000 tỷ vốn dự kiến ODA là đi vay lại từ Chính phủ cùng với con số 92.000 tỷ “từ hợp tác công tư” - song công bao nhiêu, tư bao nhiêu thì chưa chỉ rõ.
tamphatbieu-5873-1415964392.jpg
Đại biểu Trần Khắc Tâm phát biểu tại hội trường.
Ủng hộ thông qua chủ trương nhưng đại biểu Trần Khắc Tâm cho rằng sự thận trọng của các đại biểu là điều cần thiết, là một cách để dự án có tính khả thi cao hơn. 
Ông chia sẻ rằng, mỗi khi bước xuống sân bay Hong Kong hay Singapore là mỗi lần cảm thấy chạnh lòng khi liên hệ với 2 sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam. Song vị này cho rằng không phải vì thế mà nóng vội. “Tôi đề nghị sau kỳ họp, bên cạnh tiếp thu ý kiến, Chính phủ, bộ Giao thông cần có nhiều hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, mời phản biện độc lập để có nhìn nhận đa chiều. Nếu làm được điều đó sẽ khiến đại biểu ủng hộ cao để bấm nút thông qua ở kỳ họp tới”, ông Tâm quả quyết.
Tranh thủ trong phần phát biểu của mình, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Hữu Đức đã làm rõ thêm câu chuyện sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất. Thứ trưởng cho biết sân golf này hoàn toàn sử dụng đất lưu không, vốn dùng để “nuôi bò và làm gạch”.  “Lúc bộ báo cáo làm sân golf, 8 bộ ngành đã thẩm định và đảm bảo tĩnh không theo quy định và an toàn bay. Thậm chí nếu không làm sân golf thì hàng ngày phải thuê người cắt cỏ để tránh việc chim trú ngụ, phòng trường hợp bay vào động cơ gây nguy hiểm cho máy bay”, Thứ trưởng nói.
Phát biểu về vấn đề này, đại biểu Đồng Nai - Dương Trung Quốc cho rằng, dù dự án được nhiều đại biểu đông tình, ông vẫn cảm thấy chưa thật sự thuyết phục. “Một dự án nằm trong quy hoạch 10 năm rồi, nhiều công trình thành phần làm xong rồi. Người dân Đồng Nai đã 10 năm sống trong tình trạng dự án treo, đến nay mới mang ra Quốc hội để bàn thì người ta vẫn cảm thấy còn điều gì đó thiếu tin tưởng”, ông Quốc nói.
Theo ông Quốc, Quốc hội, với tư cách là giám sát tối cao, có thể chủ động tìm hiểu chứ không nên ngồi chờ Chính phủ báo cáo. Khi thấy có ý kiến băn khoăn thì Quốc hội cũng nên chủ động mời các chuyên gia  đến để tham khảo, thậm chí lên tiếng trên diễn đàn, vì không phải đại biểu nào cũng am hiểu vấn đề.
Nhắc lại câu chuyện "đường bay vàng" mới đây, đại biểu này đánh giá cao cách tiếp cận của Bộ trưởng Đinh La Thăng, khi đã biết lắng nghe dư luận sau một thời gian dài vấn đề bị ngành “bỏ ngoài tai”.
“Dù hiệu quả chưa thật sự cao, nhưng cách đối mặt và giải quyết vấn đề đã giải tỏa được bức xúc, hoài nghi trong dư luận”, nhà sử học nhận xét và tha thiết. “Mong Quốc hội tìm sự đồng thuận trong dân, củng cố lòng tin trong dân, bởi một khi chưa làm được điều đó, dù có bấm nút thông qua chủ trương đi nữa nhưng trong lòng vẫn còn băn khoăn lắm!", ông nói.

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

Tạo cơ hội cho người nước ngoài mua nhà

Hơn sáu năm qua, chỉ mới có khoảng 200 trường hợp người nước ngoài, bao gồm cả Việt kiều được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Đây là con số quá ít ỏi so số lượng kiều bào đang sinh sống ở khắp các nước. Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi trình Quốc hội đang dần cởi bỏ những vướng mắc để thu hút nguồn vốn lớn từ nước ngoài đang chờ đổ vào Việt Nam.

Cơ hội xử lý nợ xấu bất động sản

Nút thắt lớn nhất hiện nay khiến người nước ngoài không dám mua nhà tại Việt Nam là thủ tục quá nhiêu khê. Bên cạnh đó, người nước ngoài còn nhiều e ngại về pháp lý, về quyền sở hữu khi bỏ tiền ra để mua nhà. Nếu nút thắt này được mở, cơ hội để chúng ta “bán” nợ xấu cho khách hàng nước ngoài là rất cao. Bởi hiện nay rất nhiều dự án tồn kho, tài sản đang nằm trong ngân hàng, trong khi doanh nghiệp trong nước hết vốn không thể tiếp tục triển khai, Nhà nước cũng không có đủ tiền để chi cho công ty xử lý nợ xấu. Nếu có thêm nguồn vốn từ khách hàng, nhất là khách hàng nước ngoài sẽ giúp dự án triển khai trở lại, ngân hàng thu được tiền, giải quyết nợ xấu.

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) trình Quốc hội lần này đã có những điều kiện thông thoáng hơn, hình thức sở hữu nhà ở cũng đa dạng hơn trước khi các tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo pháp luật; mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồmcăn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ hoặc xây dựng nhà ở trên diện tích đất ở được phép phân lô trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh.





Cho người nước ngoài mua nhà là cơ hội phục hồi thị trường bất động sản.


Trường hợp người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam. Đặc biệt, dự thảo luật đã bỏ quy định cá nhân nước ngoài phải có visa nhập cảnh vào Việt Nam từ 6 đến 12 tháng mới được mua nhà nhưng lại thêm quy định "phải đang học tập, làm việc, sinh sống tại Việt Nam” mới được mua, sở hữu nhà... Theo các chuyên gia, quy định mang tính đột phá chính là người nước ngoài được phép nhập cảnh có quyền sở hữu nhà ở Việt Nam.

TS, chuyên gia kinh tế Lê Trí Hiếu cho rằng, nên mở rộng cửa để cho người nước ngoài, Việt kiều mua nhà tại Việt Nam, đây được xem là một giải pháp hiệu quả nhất để giải phóng lượng hàng bất động sản tồn kho, đặc biệt là phân khúc cao cấp. Không nên quá lo ngại việc người nước ngoài mua nhà sẽ dẫn tới việc thị trường bất động sản (BDDS) Việt Nam bị thâu tóm bởi các tập đoàn tài chính đa quốc gia. Bởi đất đai không phải là sản phẩm có thể mang từ nơi này sang nơi khác được. Thực tế, những năm đầu thập niên 80, khi bong bóng BĐS ở Mỹ bị vỡ, hàng loạt công ty tài chính của Nhật Bản đã vào mua, chính người Mỹ cũng lo lắng rằng Mỹ sẽ trở thành quốc đảo của Nhật Bản. Tuy nhiên, lo lắng đó đã không xảy ra, khi kinh tế hồi phục, người Nhật đã bán lại tài sản đất đai họ đã thu mua trước đó cho người Mỹ, đất của người Mỹ vẫn trên đất nước của họ.

Quản lý linh hoạt bằng chính sách hợp lý

Thực tế nhiều ý kiến còn lo ngại, việc mở rộng các điều kiện được mua nhà sẽ tạo làn sóng các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt đầu tư vào Việt Nam, hình thành những khu phố nước ngoài tại nước ta hoặc có thể gây lũng đoạn thị trường... Tuy nhiên, theo lãnh đạo Bộ Xây dựng, điều này khó khả thi vì ngay trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đã quy định các cá nhân, tổ chức nước ngoài không được sở hữu quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư. Nếu là nhà ở riêng lẻ gồm nhà ở biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một đơn vị hành chính tương đương cấp phường chỉ được mua, thuê mua và sở hữu không quá 250 căn và thời gian sở hữu tối đa không quá 50 năm... Ðồng thời cũng chưa có quy định "mở" cho người nước ngoài kinh doanh BÐS tại Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty Hưng Thịnh Corp, dự thảo luật chỉ nên quy định người nước ngoài có visa vào Việt Nam là được sở hữu bất động sản. Không nên quá khắt khe, bắt buộc họ phải có thời gian lưu trú, sống và làm việc tại Việt Nam. Nhà nước cần phải có quy định đột phá để thu hút vốn đầu tư. Nếu tình hình có diễn biến phức tạp thì sau đó Nhà nước có thể ban hành Nghị định để điều tiết lại cho phù hợp hơn.

Nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản cũng kiến nghị, nên chăng Nhà nước cho thời gian làm thí điểm. Không nên vừa làm, vừa giám sát sẽ gây mất niềm tin cho thị trường.

Tương tự, ông Nguyễn Duy Minh, Tổng Giám đốc công ty Bất động sản Thanh Yến cũng cho rằng, hiện nay thị trường BĐS tồn kho còn nhiều, lượng cung đang vượt quá nhu cầu của người dân nên việc cho người nước ngoài mua nhà để tăng cầu là một việc cần thiết. Trong bối cảnh thị trường tốt thì việc nhà nước có những quy định nhằm mục đích kiểm soát chặt chẽ người nước ngoài thao túng thị trường BĐS là chủ trương đúng. Tuy nhiên, hiện nay do thị trường còn rất xấu nên không cần thiết phải siết mà nên có quy định cởi mở hơn về việc cho người nước ngoài mua nhà”.

Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng: Nên "mở" cho người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam, ưu tiên khu vực nhà chung cư cao cấp, biệt thự liền kề nhưng phải hạn chế phân khúc nhà giá thấp dành cho đối tượng thu nhập thấp, đối tượng chính sách, nhất là cấm mua nhà tại các khu vực nhạy cảm về quốc phòng, an ninh. Luật chỉ nên đưa ra các tiêu chí để xét điều kiện sở hữu nhà, còn việc điều tiết sẽ có các chính sách về thuế, xử phạt vi phạm...

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển: Trong giai đoạn vừa qua, thông tin cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam chủ yếu được thảo luận như một kiểu “ban ơn” với các điều kiện hạn hẹp. Điều này không khác gì với cơ chế xin cho đối với một lĩnh vực kinh tế bình thường. Nên điều quan trọng đầu tiên là phải thay đổi cách nhìn và nên xem xét ở góc độ thị trường, đây là một lĩnh vực cần thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh hơn.

Lê Hiền (Báo Tin tức)

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Tổng quan dự án Sân bay Quốc tế Long Thành

Nếu được chấp thuận chủ trương xây dựng, sân bay Long Thành có khả năng kết nối hầu hết các điểm đến quan trọng trong khu vực trong khoảng thời gian dưới 3 giờ.


Đầu tư vào đâu khi lãi suất hạ

Đầu tư vào đâu khi lãi suất hạ

Nhẩm số tiền lãi nhận được từ việc gửi tiết kiệm hiện nay so với thời kỳ đỉnh cao 3 năm trước chưa bằng một phần ba khiến chị Hạnh không khỏi xót xa. Tuy nhiên, sau một hồi đắn đo chị vẫn quyết định gửi tiếp vào ngân hàng vì chưa có lựa chọn khác.

Theo thông báo phát đi từ cuộc họp Ngân hàng Nhà nước chiều 28/10, từ hôm nay (29/10) lãi suất tiết kiệm tiền đồng kỳ hạn dưới 6 tháng giảm từ 6% xuống 5,5% một năm. Lãi suất huy động tối đa bằng USD cũng giảm từ 1% xuống 0,75% một năm.
Đây là lần thứ hai trần lãi suất huy động giảm trong năm 2014. Năm ngoái, Ngân hàng Nhà nước cũng đã 2 lần điều chỉnh giảm lãi suất tiết kiệm từ 8% về 7,5% và từ 7,5% về 7% một năm. Còn nếu tính từ đỉnh cao 14% vào thời điểm tháng 8/2011 thì nay lãi suất huy động ngắn hạn đã 9 lần giảm, tổng cộng 8,5%.
lai-suat-final-1339-1414549224.jpg
Lãi suất tiếp tục giảm nhưng người gửi tiền vẫn loay hoay chưa biết đầu tư vào đâu. Ảnh: QH.
Nhớ lại thời kỳ lãi suất cao đó, chị Hồng Hạnh, TP HCM, người có một tỷ đồng gửi tại chi nhánh của Ngân hàng Á Châu (ACB) trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP HCM không khỏi nuối tiếc. "Tiền lãi lúc ấy được hưởng mỗi tháng cũng gần 12 triệu đồng. Sau ba năm, giá cả mọi thứ gần như không giảm, có cái còn tăng, trong khi đó tiền lãi thì giảm đi hai phần ba", chị Hạnh than thở.
Tuy nhiên, vợ chồng chị đều đi làm công ty, không biết kinh doanh gì trong thời điểm này. Chứng khoán, bất động sản và vàng lại càng không dám tham gia vì quá phức tạp và rủi ro. Do đó, sau một hồi đắn đo chị đành quyết định gửi tiếp ba tháng vào ngân hàng.
Lúc 16h ngày 28/10, sau khi có thông tin giảm trần huy động ngắn hạn, tại chi nhánh của một ngân hàng có vốn Nhà nước chi phối, nằm trên đường 3/2, TP HCM có nhiều khách hàng đến hỏi thăm tình hình lãi suất. Trong đó, bà Thanh, quận 6, TP HCM có khoản tiền gửi 500 triệu sẽ đến hạn vào tuần tới tỏ vẻ sốt ruột. "Trước giờ tôi chỉ quen gửi một đến ba tháng, nên khi nghe thông tin lãi suất tiết kiệm ngắn hạn của các nhà băng sẽ giảm về 5,5% liền vội vàng đến ngân hàng thăm dò tình hình. "Tôi đang cân nhắc có nên rút ra để kinh doanh gì đó hay là tiếp tục gửi lại ngân hàng", bà Thanh chia sẻ.
Sự đắn đo giữa việc gửi ngân hàng hay rút ra đầu tư kênh khác đang là tâm lý chung của nhiều người dân nắm giữ lượng tiền nhàn rỗi trong bối cảnh lãi suất liên tục hạ.
Nhìn nhận về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, lãi suất giảm có thể dẫn đến sự chuyển dịch hành vi của nhà đầu tư. Số người gửi tiền tiết kiệm tại nhà băng sẽ giảm và thực tế đang có sự suy giảm. Họ bắt đầu tìm kiếm cơ hội ở các lĩnh vực khác như bất động sản và vàng. Thời gian gần đây, quan sát thị trường cho thấy tỷ lệ người đầu tư hai lĩnh vực này đang có xu hướng tăng lên.
Nhưng vấn đề cốt lõi của việc giảm lãi suất, theo ông Doanh là cơ quan quản lý cần nghiên cứu làm sao để người dân lẫn doanh nghiệp nếu có rút tiền ra thì đầu tư vào sản xuất, kinh doanh để tạo ra của cải vật chất cho xã hội chứ đừng để họ có tư tưởng đầu tư “lướt ván” kiếm lời.
"Nền kinh tế vẫn đang khó khăn và rất cần nguồn vốn để đầu tư nhiều hơn vào sản xuất thông qua việc cải tiến khoa học công nghệ, máy móc, đào tạo nhân lực để doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh tốt hơn", ông nói.
Chung quan điểm, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, lãi suất giảm có thể khiến một số người rút tiền ra mua USD, vàng hoặc các kênh đầu tư khác. Khi đó, nguồn vốn của ngân hàng khả năng bị ảnh hưởng nhưng sẽ ở mức độ không đáng kể.
Bởi theo ông Hiếu, việc hạ lãi suất tiền gửi sẽ khó tránh khỏi sự phản ứng tức thời của người dân nhưng rồi sẽ nhanh chóng lắng xuống. Vì cơ bản thì các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản, vàng, USD vẫn khá rủi ro. "Tỷ giá biến động rất ít nên đầu tư thì tiền cũng không sinh ra tiền nhiều, còn vàng thời gian này lên xuống khá thất thường, bất động sản vẫn đóng băng, chứng khoán thì phức tạp. Do đó người dân nếu an toàn vẫn nên gửi ngân hàng", ông Hiếu phân tích.
Thực tế là 10 tháng qua, lãi suất tiết kiệm ở mức thấp nhưng lượng tiền nhà băng huy động vẫn không hề giảm. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, huy động vốn đến 24/10 tăng 11,88% so với cuối năm 2013.
Tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), từ đầu năm đến nay, huy động tăng hơn 19%. Trao đổi với VnExpress.net, Tổng giám đốc Phan Huy Khang phân tích, hiện nay mức tăng lạm phát khá thấp, hơn nữa lâu nay khách hàng lại rất chuộng kỳ hạn ngắn 1-3 tháng để linh hoạt nguồn tiền. Do đó, lãi suất tiết kiệm dưới 6 tháng có giảm thì vẫn không làm nguồn vốn ngắn hạn của nhà băng bị ảnh hưởng.
Phó tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB) Nguyễn Thanh Toại cũng tự tin là sau quyết định hạ trần ngắn hạn 0,5% này, nguồn vốn huy động ngắn hạn của nhà băng vẫn được đảm bảo. "Hiện nay, các kênh đầu tư khác gần như bị đóng băng. Do đó, gửi tiết kiệm được xem là kênh phù hợp nhất cho những người có tiền nhàn rỗi, muốn sinh lời nhưng không thích mạo hiểm", ông nói.
Ông Toại cho biết thêm, hiện nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng đang chiếm đa số. Nếu người dân muốn lãi suất cao hơn thì có thể gửi dài hạn. "Việc giảm trần huy động ngắn hạn này còn có thể giúp nguồn vốn kỳ hạn dài của ngân hàng tăng lên, là xu hướng tốt", ông nói.

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Sân bay Long Thành và giấc mơ trạm trung chuyển quốc tế

Sân bay Long Thành và giấc mơ trạm trung chuyển quốc tế

"Nếu Việt Nam không có những hãng hàng không mạnh và nền du lịch phát triển thì Long Thành khó trở thành cảng trung chuyển quốc tế", chuyên gia Lương Hoài Nam nhận định"

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành được Chính phủ báo cáo Quốc hội để cơ quan quyền lực cao nhất quyết định chủ trương đầu tư vào kỳ họp khai mạc ngày 20/10 tới đây.
Khi nói về sự cần thiết đầu tư, trong tờ trình của mình, yếu tố đầu tiên mà Bộ Giao thông kể đến là nhằm hình thành, phát triển một cảng hàng không quốc tế trung chuyển có quy mô tầm cỡ khu vực. Mục địch tiếp đến mới là chia lửa cho sân bay Tân Sơn Nhất khi cảng quốc tế này trở nên quá tải.
Tại buổi thông tin dự án cho báo chí lần đầu được Bộ Giao thông tổ chức giữa tuần qua, chuyên gia phản biện độc lập - GS Lã Ngọc Khuê cũng nhấn mạnh rằng vấn đề xây cảng Long Thành không chỉ để giảm tải cho Tân Sơn Nhất mà mấu chốt là để có được một cảng trung chuyển quốc tế, nhằm tạo một cú “lật cánh” cho nền kinh tế. “Nếu chậm chân, Việt Nam sẽ chỉ là vệ tinh, phụ thuộc vào các nước trong khu vực”, ông Khuê cảnh báo.
Sân bay Long Thành và giấc mơ trạm trung chuyển quốc tế
GS Lã Ngọc Khuê.
Theo các chuyên gia, để trở thành một cảng trung chuyển quốc tế, ngoài “điều kiện cần” chung như quy hoạch khoa học, quy mô diện tích, công nghệ vận hành, cạnh tranh về chất lượng dịch vụ và giá cả trong sân bay thì còn cả những “điều kiện đủ” không nằm bên trong hàng rào cảng hàng không đó.
GS Khuê nhận định, xét về yếu tố địa lý thì Long Thành hội đủ các điều kiện để thành cảng trung chuyển, khi nằm giữa trung tâm của vùng kinh tế năng động nhất nước và hơn cả là tập hợp các cơ sở hạ tầng đồng bộ của tất cả các chuyên ngành vận tải từ đường sắt, đường sông, đường biển, đường bộ. “Với việc đưa cả đường sắt quốc gia mà tương lai sẽ là đường sắt cao tốc vào trục trung tâm của cảng Long Thành là một hình thế vận hành độc đáo và hấp dẫn mà chưa sân bay nào trong khu vực ASEAN làm được”, ông Khuê nhận xét.
Tuy nhiên, với góc nhìn của một chuyên gia hàng chục năm gắn bó với hàng không, TS Lương Hoài Nam lại có cái nhìn thận trọng hơn. Theo cựu Tổng giám đốc Jetstar, bản thân các hãng hàng không của quốc gia mà yếu thì cảng không của nước đó khó có thể trở thành một cảng trung chuyển. Cho nên, ông Nam quả quyết, muốn Long Thành trở nên là cảng trung chuyển thì Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và Vietjet Air phải trở thành hãng hàng không mạnh. Trong đó, chất lượng của hãng hàng không quốc gia phải chủ chốt, phải đạt đẳng cấp 4 sao thì mới có cơ hội cạnh tranh trung chuyển quốc tế được. Bên cạnh đó, các hãng bay nội địa như Vietjet, Jestar cũng phải nhanh chống mở rộng mạng đường bay quốc tế của mình
Đặc biệt hơn, từ lăng kính của người kinh doanh du lịch kết hợp với hàng không, ông Nam khẳng định, cảng trung chuyển hàng không phải gắn liền với kinh tế du lịch. Vị này dẫn chứng, Thái Lan, Singapore có được những cảng trung chuyển tầm cỡ thế giới bởi họ dựa trên sườn của ngành công nghiệp không khói này. Thống kê hiện nay cho thấy Việt Nam mới đón 7 triệu khách mỗi năm, chỉ bằng số lẻ của Thái Lan (27 triệu) và Singapore (17 triệu).
Khi nói về sức hút của Long Thành để trở thành cảng trung chuyển quốc tế, báo cáo của chủ đầu tư cũng đã liệt kê một loạt yếu tố như đây là vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á, là nơi thuận lợi cho việc chuyển tiếp, đi đến Châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông… Với trong nước, đây là cơ sở trung tâm để hình thành mạng lưới giao thông khu vực phía Nam. 
Sân bay Long Thành và giấc mơ trạm trung chuyển quốc tế
Ông Lương Hoài Nam.
Thế nhưng, ông Lương Hoài Nam lưu ý: “Trung chuyển không chỉ khách quốc tế đến rồi chờ ở sân bay vài tiếng để bay tiếp mà phần đông trong số đó đều dừng chân vài ngày, nghỉ ngơi mua sắm, du lịch xong mới bay chặng tiếp theo”. Vì vậy, để Việt Nam có được một cảng trung chuyển, theo ông Nam, cần thiết phải thiết kế lại rất nhiều chính sách cho ngành du lịch để chúng ta thành một điểm đến hấp dẫn hơn và giữ khách ở lại thông qua các dịch vụ nghỉ dưỡng, mua sắm, giải trí.
Báo cáo giải trình cũng đưa ra những yếu tố nổi trội của Long Thành so với các sân bay tầm cơ trong khu vực có điều kiện mở rộng, hình thành một liên hoàn công nghiệp hàng không từ bảo trì, sửa chữa, sản xuất thiết bị… Đặc biệt, với sản lượng hành khách năm 2030 dự báo sẽ tăng gấp đôi hiện nay thì đây là khu vực có sản lượng cao nhất thế giới.
Tuy nhiên, các phân tích nói trên vẫn chưa thể làm yên lòng Hội đồng nghiệm thu nhà nước khi cơ quan này nhận định chưa thấy được các lợi thế cạnh tranh nổi trội và tính hấp dẫn của Long Thành trong việc trở thành cảng trung chuyển. “Báo cáo của chủ đầu tư chưa xác định được những tồn tại, thách thức của Long Thành với chức năng trung chuyển trong điều kiện các cảng hàng không quốc tế có cùng tính chất, quy mô trong khu vực đã được đầu tư hiện đại, hoạt động ổn định với chất lượng dịch vụ cạnh tranh và chuyên nghiệp hơn”, cơ quan thẩm định từng không ít lần lo ngại.
Chí Hiếu (VnExpress)

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Bí quyết treo tranh hợp phong thủy

Bí quyết treo tranh hợp phong thủy

Treo tranh, ngoài việc làm đẹp và trang trí cho căn nhà, bạn cũng nên quan tâm đến việc tranh ảnh nên được sử dụng có tính đến tác động âm dương, ngũ hành và các yếu tố phong thủy.

Về khía cạnh phong thủy thì không nên treo những bức tranh sau đây ở trong nhà:

- Không nên treo những bức tranh có màu sắc quá sặc sỡ cũng như những bức tranh pha quá nhiều màu đen. Những bức tranh như vậy có thể gây cho mọi người cảm giác buồn phiền, u ám, bi quan làm việc gì cũng không có đủ tự tin.

- Không nên treo những bức tranh có hình những con thú hung dữ, để tạo cảm giác an tâm và bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
Bí quyết treo tranh hợp phong thủyKhông nên treo những bức tranh có hình những con thú hung dữ trong nhà.
- Không nên treo quá nhiều tranh trừu tượng trong nhà vì nó sẽ khiến cho tinh thần của mọi người bị mệt mỏi do phải tưởng tượng quá nhiều dẫn đến tâm lý không ổn định và thần kinh dễ nhạy cảm.

- Không nên treo những bức tranh có phong cảnh của một ngày tàn (mặt trời sắp lăn, đêm tàn…) vì nó sẽ làm cho tinh thần của con người trở nên trầm cảm, ảo não.

- Không treo ảnh chân dung của những người đã quá cố vì nó gợi cho bạn nhớ đến những chuyện không vui đã qua, từ đó gây áp lực lớn cho bạn.

- Không nên treo những bức tranh bạo lực vì nó có ảnh hưởng không tốt đến vận may của gia đình.

- Không nên treo những bức tranh có pha quá nhiều gam màu đỏ vì nó dễ làm cho mọi người có cảm giác bị kích động, tâm lý bất thường.
Bí quyết treo tranh hợp phong thủy
Không nên treo những bức tranh có pha quá nhiều gam màu đỏ.
Treo tranh cần phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng về hình các bức tranh. Những bức tranh hình các danh nhân, các nhà nghệ thuật nổi tiếng, những ngôi sao điện ảnh, các bức ảnh nghệ thuật cũng như cảnh sông nước sẽ đem lại cho căn nhà bạn một sức sống tràn trề và niềm hi vọng lớn về tương lai. Tuy nhiên ngược lại cũng có những bức tranh chứa ẩn ý không lành, do vậy cần phải hết sức chú ý nếu không sẽ có thể đem lại tai họa không tốt cho gia đình bởi các nhân tố ẩn chứa bên trong mỗi bức tranh.
Cụ thể:
- Không nên treo những bức tranh hình con hổ trong nhà, đặc biệt là đầu hổ sẽ không mang lại điều may mắn đối với mọi người. Có người cho rằng, hổ dữ xuống núi là thể hiện sự oai nghi. Trên thực tế khi hổ đã xuống núi có nghĩa là hổ bị đói và muốn hại chết người. “Có kiêng có lành”, tốt nhất không nên treo những bức tranh có hình con hổ trong nhà để tránh cảm giác bị lo lắng này.
- Những con hổ được trạm khắc bằng gỗ cũng không phải là sự tượng trưng cho sự may mắn mà ngược lại nó gây ra những ảnh hưởng không tốt. Đặc biệt là những bức tranh hổ do các họa sĩ nổi tiếng vẽ. Đó là những chú hổ đầy “quyền uy”. Bởi vì các họa sỹ dùng hết tâm sức của mình vào bức vẽ để thể hiện đúng thần thái của con hổ. Do vậy nếu treo những bức vẽ này trong nhà sẽ đem lại cảm giác không thoải mái và những điều không tốt lành đối với mọi người.
Tuy nhiên trong thực tế những bức tranh hổ lại là những bức tranh được rất nhiều người yêu thích. Vì vậy để không làm ảnh hưởng xấu đến gia đình mà lại thoả mãn sở thích cá nhân, bạn nên chọn treo những bức tranh hổ mà đầu của chúng phải hướng ra bên ngoài, hoặc đầu của chúng hướng ra bên ngoài cửa chính (tuyệt nhiên không được hướng vào bên trong).

Rồng cũng là một con vật may mắn. Theo quan điểm của Đạo gia cổ thì rồng chính là đại diện cho bản tính của con người. Rồng được gọi tôn kính là “vua”. Khi treo những bức tranh rồng để trang trí trong căn nhà cần chú ý những điều sau:

- Đầu rồng phải hướng vào trong, không được hướng ra ngoài, nếu đầu rồng hướng vào trong sẽ tượng trưng cho sự sùng bái, tôn kính. Đầu rồng hướng ra ngoài sẽ thể hiện rằng chủ nhà rất vất vả và phải đi làm bôn ba nhiều.
Bí quyết treo tranh hợp phong thủy
Nếu đầu rồng hướng ra ngoài sẽ thể hiện rằng chủ nhà rất vất vả
- Rồng phải được đặt cạnh rồng, không được đặt cạnh hổ.
- Những bức tranh rồng hoặc tượng khắc rồng phải được đặt ở phòng khách hoặc phòng thờ cúng.
- Những vật dụng hình rồng bằng nhựa không được cất giữ trong kho.
Nếu muốn dùng tranh chim ưng để treo trang trí thì nên chọn những bức tranh mà đầu chim ưng hướng ra ngoài. Tranh chim ưng không được treo trong phòng thờ, phòng ngủ và trên bàn học, trong phòng đọc. Những bức tranh này tốt nhất là nên treo ở phòng khách, cạnh tranh hổ trắng. Các bức tranh chim ưng cũ không dùng nữa nên dùng một sợi dây đỏ cuốn lại và cất đi.
Phương Linh (Báo Xây Dựng)