Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

Dự án eco sun và ngày hội trồng cây

Dự án eco sun và ngày hội trồng cây

Dự án Eco sun tổ chức ngày hội trồng cây

Dự án eco sun tổ chức ngày hội trồng cây nhân dịp 20 năm kỉ niệm thành lập thành phố Nhơn Trạch - Đồng Nai. Công ty Phúc Khang đã đưa ra kế hoạch cho khách hàng đi tham quan dự án ecosun mà công ty chúng tôi đang khai thác và đầu tư vào một thành phố trẻ đầy tiêm năng này.

Dự án eco sun đưa ra nhiều khuyến mãi hấp dẫn:Khách hàng tham quan dự án eco sun, sunflower city sẽ được tham gia chương trình bốc thăm trúng thưởng với nhiều phần quà giá trị. Cũng trong chuyến đi này công ty Phúc Khang đã tổ chức ngày hội trồng cây cho khách hàng tham quan dự án eco sun, dự án sunflower city. Khi khách hàng trồng cây sẽ biết được lúc cây đó lớn lên sẽ cho ra quả như thế nào cũng nói lên 1 phần tâm trạng và tấm lòng của mỗi con người.

Chính vì lẽ đó công ty Phúc Khang đã đưa ra nhiều chương trình và dự án như:
Dự án eco sun, dự án eco village, dự án sunflowercity, dự án ecotown để đem lại không gian sống trong lành, thân thiện nhiều tiện nghi và hiện đại cho khách hàng.

Một số hình ảnh của ngày hội trồng cây:



Trung Tâm Chăm Sóc Khách Hàng

Khu đất dự án eco sun và ngày hội trồng cây





29/8 thông xe cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây

29/8 thông xe cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây

Tổ chức giao thông khu vực thông xe

Sở GTVT TP HCM cho biết sẽ thông xe hai nhánh trên đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, giai đoạn 1 vào 29/8 tới.

Theo đó, ngày 29/8, tại nút giao Vành đai 2 (thuộc phường Phú Hữu, quận 9, TP HCM), Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) sẽ tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật giai đoạn 1, gói thầu xây lắp số 9, dự án đường cao tốc Bắc – Nam đoạn TP HCM – Long Thành – Dầu Giây.

Gói thầu số 9 được khởi công tháng 4/2013 với giá trị hợp đồng là 2.434 tỷ đồng do nhà thầu thi công CIENCO4 đảm nhiệm xây lắp; tư vấn giám sát: Liên danh Nippon Koei – TEDI South. Dự án bao gồm 8 nhánh ra, vào với tổng chiều dài hơn 12km. Theo thiết kế, tốc độ tối đa khi lưu thông trên đường cao tốc là 100km/h, còn tốc độ tối đa trong đường nhánh A2 – C1, B1a-B2 là 40km/h.

Đến nay, sau 16/24 tháng thi công, gói thầu này đã đạt 91% khối lượng, hạng mục, vượt tiến độ 6 tháng. Trong đó, các Ram B1a, Ram B2 và Ram C1 đã cơ bản hoàn thành, đủ điều kiện để thông xe kỹ thuật. Các Ram được đưa vào khai thác sẽ rút ngắn gần 2km (so với đường Vành đai 2 như hiện nay), đồng thời tăng khả năng tiếp cận, kết nối các phương tiện tham gia giao thông, cho phép các xe có tải trọng trên 10 tấn, xe container 20 fit – 40 fit lưu thông…

Cũng từ ngày 29/8, VEC sẽ áp dụng mức phí cho đoạn đã khai thác (20 km từ Vành đai 2 đến QL51) như sau: Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải khách công cộng có mức 40.000 đồng/lượt; xe từ 12 ghế - 30 ghế, xe tải từ 2 tấn đến dưới 10 tấn có mức 60.000 đồng/lượt; xe từ 31 ghế trở lên và xe tải từ 4 tấn đến dưới 10 tấn có mức 80.000 đồng/lượt; xe tải từ 10 tấn đến dưới 18 tấn và xe chở container loại 20 fit có mức 100.000 đồng/lượt; xe tải từ 18 tấn trở lên và xe chở container loại 40 fit có mức 160.000 đồng/lượt.

Tại nút giao này, các nhánh vào A1 và nhánh ra D1 sẽ được đóng lại để phục vụ thi công; các phương tiện sẽ lưu thông theo hai nhánh mới là nhánh vào A2 - C1 và nhánh ra B1a - B2. Cũng từ ngày 29/8, tại nút giao QL51, nhánh C sẽ được đóng lại, do đó các phương tiện lưu thông trên QL51 muốn vào đường cao tốc đi TP HCM thì rẽ vào nhánh A; còn khi đang lưu thông trên đường cao tốc hướng TP HCMh – Long Thành muốn ra QL51 thì rẽ vào nhánh D.

Ông Trần Quang Lâm, Phó Giám đốc Sở GTVT TP HCM cho hay, cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây cấm: xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h, xe lam, công nông, máy kéo, xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy, xe máy điện; xe máy thi công tự hành, xe bánh xích (trừ các loại phương tiện làm nhiệm vụ bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa đường cao tốc); xe chở chất độc hại, dễ cháy, vật liệu nổ (trừ xe được cấp có thẩm quyền cấp phép); người đi bộ, xe thô sơ, súc vật.

Sở GTVT cũng lưu ý người điều khiển phương tiện giao thông khi vào đường cao tốc phải tuân thủ quy định tốc độ, chấp hành theo hướng dẫn của hệ thống biển báo giao thông trên đường và theo sự hướng dẫn của lực lượng CSGT, lực lượng điều tiết giao thông.

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Quy định về việc đứng tên sở hữu nhà đối với người nước ngoài

Quy định về việc đứng tên sở hữu nhà đối với người nước ngoài

Câu hỏi từ bạn đọc Blog có nội dung:
Sếp của tôi là người Nhật đang làm việc trong công ty liên doanh gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ông ấy được thuê giữ chức danh giám đốc trong doanh nghiệp.

Sếp tôi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ một năm trở lên theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bây giờ ông ấy đang mua 1 căn nhà thuộc quận 12, TP.HCM đang xậy dựng hoàn công. Vậy khi bàn giao nhà thì ông ấy có được đứng tên sở hữu căn nhà này không?

Rất mong được sự tư vấn từ Luật sư.

batam1502@...

Luật sư Nguyễn Thế Truyền – Công ty Luật Hợp danh Thiên Thanh trả lời:

Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 19/2008/QH12 quy định:

“Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

1. Cá nhân nước ngoài có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc được doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê giữ chức danh quản lý trong doanh nghiệp đó;”

Đồng thời điều kiện để tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 18/2008/QH12 như sau:

“1. Cá nhân nước ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 của Nghị quyết này phải đang sinh sống tại Việt Nam, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ một năm trở lên và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.”
Đối chiếu với quy định trên, nếu sếp của bạn thỏa mãn điều kiện trên thì sẽ được sở hữu nhà ở Việt Nam. Trân trọng!

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Lộ trình mới vào cao tốc TP HCM - Long Thành

Lộ trình mới vào cao tốc TP HCM - Long Thành

Đối với hướng lưu thông từ TP HCM vào cao tốc về Long Thành, xe chạy từ hướng cầu Phú Mỹ đến đường Nguyễn Duy Trinh (màu cam) thì rẽ vào nhánh A2, C1 (đường màu xanh lá) để lên đường cao tốc; Xe từ ngã tư Bình Thái (xa lộ Hà Nội) đến đường Nguyễn Duy Trinh (màu xanh dương) đi thẳng đến ngã tư Nguyễn Duy Trinh - vành đai 2 rồi quay đầu theo xòng xoay ngược trở lại sau đó rẽ phải vào nhánh A2, C1 để lên đường cao tốc. 


Xe đi đường Nguyễn Duy Trinh hướng từ quận 2 sang quận 9 (màu vàng) đi tới ngã tư Nguyễn Duy Trinh - vành đai 2 thì rẽ trái vào đường vành đai 2 rồi rẽ phải vào nhánh A2, C1; Xe đi đường Nguyễn Duy Trinh hướng từ quận 9 sang quận 2 (màu tím) khi tới ngã tư Nguyễn Duy Trinh - vành đai 2 thì rẽ phải vào đường vành đai 2 rồi rẽ vào nhánh A2, C1.
Còn các xe đi đường cao tốc hướng từ Long Thành về TP HCM khi tới nút đường vành đai 2 thì rẽ xuống nhánh B1a - B2 (màu đỏ) để xuống đường vành đai 2 để đi vào các đường trong thành phố.
Với hướng lưu thông từ Đồng Nai vào cao tốc về TP HCM, xe đi trên quốc lộ 51 hướng từ Vũng Tàu - Biên Hòa (màu xanh dương) khi đến nút giao quốc lộ 51 thì rẽ trái vào nhánh A để vào đường cao tốc về TP HCM; Loại xe tải dưới 10 tấn và xe khách dưới 30 chỗ đi trên quốc lộ 51 hướng Vũng Tàu - Biên Hòa (màu cam) khi tới nút giao quốc lộ 51 thì rẽ phải vào nhánh C sau đó quay đầu rẽ trái để vào đường cao tốc đi TP HCM.

Xe đi trên quốc lộ 51 hướng Biên Hòa - Vũng Tàu (màu xanh lá) khi tới nút giao quốc lộ 51 rẽ phải vào nhánh A để vào đường cao tốc. Còn các xe từ TP HCM đi đường cao tốc (màu đỏ) đến nút giao quốc lộ 51 thì rẽ phải vào nhánh D để ra quốc lộ 51.

Rút ngắn đường vào cao tốc TP HCM - Long Thành

Rút ngắn đường vào cao tốc TP HCM - Long Thành

Từ 28/8, khi hai đường dẫn mới được thông xe, lộ trình ôtô từ Sài Gòn vào cao tốc TP HCM - Long Thành sẽ được rút ngắn khoảng 4 km so với trước và tất cả các loại xe đều được chạy vào cao tốc.

Công ty cổ phần dịch vụ đường cao tốc Việt Nam (VECE, đơn vị khai thác tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây) cho biết, từ ngày 28/8, hai nhánh đường dẫn mới (nhánh A2 - C1 và nhánh B1a - B2) của nút giao vành đai 2 sẽ được thông xe. Còn lộ trình cũ thuộc hai nhánh A1 và D1 đóng lại nên lộ trình của ôtô khi vào cao tốc so với trước đây sẽ ngắn hơn khoảng 4 km. 
20 km đầu tiên của tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây được thông xe hồi đầu năm nay giúp rút ngắn thời gian từ Sài Gòn về Vũng Tàu được 1 giờ so với trước đây.
Theo đơn vị khai thác cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, từ ngày 28/8 sẽ cho tất cả các loại xe tải, xe rơmoóc chở container đi trên đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, thay vì chỉ cho xe từ 10 tấn trở xuống lưu thông như hiện nay.
Tổng công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam đang trình Bộ Tài chính về mức thu phí các loại xe tải trên 10 tấn, xe rơmoóc chở container. Mức phí cụ thể sẽ được công bố trong những ngày tới.

Khổ như ở... chung cư cao cấp

Khổ như ở... chung cư cao cấp


Người dân khu dân cư Phi Long 5, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM đang hàng ngày phải vật lộn trong cảnh thiếu thốn đủ thứ. Điều đáng nói, đây không phải là căn hộ bình dân mà là khu căn hộ dán mác cao cấp.

Mới đây, câu chuyện về 70 hộ dân ở khu tái định cư Dọc Bún, phường La khê, TP. Hà Nội "khát nước" và thiếu điện khiến cho người ta khó tin đó là sự thật.

Tuy nhiên, không chỉ ở các khu tái định cư hay các khu dân cư giá rẻ mới xảy ra tình trạng trên mà ngay cả tại không ít khu căn hộ cao cấp cũng cùng chung cảnh ngộ. Khu căn hộ cao cấp Phi Long 5, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh,TP.HCM như ở đây là một ví dụ.
Ròng rã chờ đợi, người dân đã quen với việc "tự túc" mọi thứ


Có nhà nhưng phải sống trong cảnh thiếu thốn đã đành, song có không ít hộ còn rơi vào cảnh trớ trêu hơn khi mua được đất nhưng mãi vẫn chưa xây được nhà do chủ đầu tư quá chậm trễ trong hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Hệ thống nước sạch, điện, đường sá,... vốn được chủ đầu tư "vẽ" ra rất đầy đủ và bài bản. Và rồi, cuối cùng tất cả vẫn nằm trên giấy sau 10 năm chờ đợi.


Trước bức xúc của người dân, ông Phan Mộng Hoàng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Nam, chủ đầu tư dự án lại cho rằng những thiếu thốn trở ngại này là điều "dễ thông cảm".

Xem clip tại đây

Chờ đợi và hi vọng, nhưng có lẽ tình hình sáng sủa hơn của 50 hộ dân khu dân cư Phi Long 5, xã Bình Hưng, vẫn chưa biết đến khi nào thay đổi khi mà chủ đầu tư vẫn tỏ thái độ thờ ơ như thế này.
Cái mác căn hộ cao cấp đối với nhiều người mua nhà như trong dự án này có lẽ đã trở thành câu chuyện bi hài và là nỗi ám ảnh cười ra nước mắt.
Nguồn video:VTV
 
Thịnh Châu

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

TP.HCM sẽ phát triển chính về hướng đông và nam ra biển

TP.HCM sẽ phát triển chính về hướng đông và nam ra biển


UBND TPHCM vừa ban hành Quy định về quản lý quy hoạch chung đô thị theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TPHCM đến năm 2025.


Theo đó, thành phố phát triển theo mô hình tập trung - đa cực, khu vực trung tâm là khu vực nội thành với bán kính 15 km và 4 cực phát triển, cụ thể: Phát triển Thành phố theo hướng đa tâm với trung tâm tổng hợptại khu vực nội thành cũ và các trung tâm cấp Thành phố tại bốn hướng phát triển; Phát triển Thành phố với hai hướng chính là hướng Đông và hướng Nam ra biển và hai hướng phụ là hướng Tây - Bắc và hướng Tây, Tây - Nam.

Không phát triển đô thị vùng bảo tồn nghiêm ngặt và vùng phục hồi sinh thái thuộc khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ trong Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, các khu rừng đặc dụng, phòng hộ trên địa bàn các huyện Bình Chánh và Củ Chi; Phát triển đô thị gắn với mục tiêu bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Theo quy định về quản lý quy hoạch chung đô thị theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TPHCM đến năm 2025, khu đô thị trung tâm của Thành phố là khu vực nội thành hiện hữu, khu đô thị mới Thủ Thiêm và mở rộng phát triển theo các hướng như sau:

Hướng chính phía Đông: Hành lang phát triển là tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và dọc tuyến xa lộ Hà Nội phát triển các khu đô thị mới có mật độ xây dựng cao, đồng bộ về hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị;

Hướng chính phía Nam: Hành lang phát triển là tuyến Nguyễn Hữu Thọ với điều kiện địa chất thủy văn đặc biệt, nhiều sông rạch, có khả năng phát triển về quỹ đất đô thị và điều kiện phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị; tuân thủ quy định bảo vệ sông rạch, phát huy thế mạnh đặc thù sông nước với mật độ xây dựng thấp, không làm giảm diện tích mặt nước phục vụ cho tiêu thoát nước của Thành phố;

Hướng phụ phía Tây - Bắc: Hành lang phát triển là tuyến quốc lộ 22 (xa lộ Xuyên Á) với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, phát triển các khu đô thị mới, hiện đại đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị;

Hướng phụ phía Tây, Tây - Nam: Hành lang phát triển là tuyến Nguyễn Văn Linh với điều kiện địa chất thủy văn không thuận lợi, việc phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị có giới hạn; tuân thủ quy định bảo vệ sông rạch, không làm giảm diện tích mặt nước phục vụ cho tiêu, thoát nước của Thành phố.

Quy định cũng nêu rõ thành phố được phân vùng phát triển bao gồm: Vùng phát triển đô thị gồm 13 quận nội thành hiện hữu và 6 quận mới, thị trấn thuộc huyện, các khu đô thị mới phát triển; Vùng phát triển công nghiệp được phát triển tại các quận mới và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè; Vùng sinh thái, du lịch được phát triển dọc theo sông Sài Gòn, sông Nhà Bè, sông Đồng Nai, khu sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ…;Vùng nông nghiệp kết hợp vành đai sinh thái được phát triển tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ.

Các khu dân cư nông thôn được phát triển tại xã Bình Mỹ, Hòa Phú, Trung Lập Thượng, Trung Lập Hạ, Thái Mỹ, Trung An, Phú Mỹ Hưng, Tân Thạnh Đông, Phú Hòa Đông, An Phú, Phạm Văn Cội, Nhuận Đức thuộc huyện Củ Chi; xã Xuân Thới Sơn, Thới Tam Thôn, Tân Hiệp, Đông Thạnh, Nhị Bình, Bà Điểm, Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Đông thuộc huyện Hóc Môn; xã Phạm Văn Hai, Bình Lợi, Tân Nhựt, Quy Đức, Đa Phước, Hưng Long, Lê Minh Xuân, Tân Quy Tây, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B thuộc huyện Bình Chánh; phía Tây xã Phước Lộc và Nhơn Đức huyện Nhà Bè; xã Bình Khánh, Lý Nhơn, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Thạnh An thuộc huyện Cần Giờ;

Vùng bảo tồn thiên nhiên được bảo vệ nghiêm ngặt gồm vùng bảo tồn và phục hồi sinh thái trong khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ thuộc khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, rừng đặc dụng phòng hộ tại huyện Củ Chi, Bình Chánh.

Thanh Ngà


TP.HCM không nên phát triển về phía Nam

TP.HCM không nên phát triển về phía Nam

Theo quan điểm biến đổi khí hậu, phía Nam không phù hợp để phát triển đô thị theo quy mô lớn…
Do đó quy mô và loại hình phát triển về phía Nam (theo dự thảo quy hoạch TP đến năm 2025) cần phải được thẩm định lại.

Đây là nội dung được thể hiện trong bản tóm tắt kết quả đề án “TP.HCM phát triển hướng ra biển thích ứng với biến đổi khí hậu” (giai đoạn 1) vừa được UBND TP phê duyệt.

Theo đề án trên, nguyên nhân TP không nên phát triển về phía Nam là do khu vực này dễ bị tác động bởi mực nước biển dâng, nền đất yếu nên dễ bị sụt lún trong tương lai.


>>> Tp. Hồ Chí Minh sẽ hướng ra phía biển, phía Đông ra Nhơn Trạch
Tham khảo thêm về dự án Ecosun - Nhơn Trạch
Tham khảo thêm về dự án Sunflower City - Nhơn Trạch
Tham khảo thêm về dự án Ecotown - Hóc Môn
Tham khảo thêm về thông tin sân bay Long Thành

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Thi công xây dựng cầu metro Văn Thánh

Thi công xây dựng cầu metro Văn Thánh

Mô hình cầu metro Văn Thánh trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh

Ngày 17-8, TP.HCM đã thi công xây dựng cầu metro Văn Thánh (Q.Bình Thạnh) nằm trong hạng mục dự án tuyến metro số 1 Bến Thành (Q.1) - Suối Tiên (Q.9).

Liên danh nhà thầu Sumitomo (Nhật) và Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 6 (Cienco 6) chịu trách nhiệm trong việc thi công này.
Chiếccầu này nối giữa nhà ga Ba Son (Q.1) và nhà ga Văn Thánh (gần cầu Sài Gòn, Q.Bình Thạnh) thuộc gói thầu số 2 xây dựng tuyến metro trên cao từ nhà máy Ba Son đến SuốiTiên (Q.9) dài 17,1 km.
Theo thiết kếcầu metro Văn Thánh dài 150mbắc qua đường Nguyễn Hữu Cảnh và rạch Văn Thánh. Cầu rộng 11,1 m cho hai chiều tàu metro đi và về trung tâm TP và cầu có độ tĩnh không cao4,75 m.
Dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào tháng 11-2017.
Trước đó, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM - chủ đầu tư dự án đã triển khai xây dựng các cầu metro vượt đường Điện Biên Phủ dài 230 m và cầu metro vượt sông Sài Gòn dài 267,5 m.
Thi công xây dựng cầu metro Văn Thánh (1)
Mô hình cầu metro Điện Biên Phủ
Thi công xây dựng cầu metro Văn Thánh (2)
Mô hình cầu metro Sài Gòn
Theo N.ẨN

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

TP HCM muốn sớm xây sân bay Long Thành

TP HCM muốn sớm xây sân bay Long Thành

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín mong muốn dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành được sớm được xây dựng và khai thác ngay sau năm 2020.

Kiến nghị này được ông Nguyễn Hữu Tín đưa ra trước Hội đồng thẩm định Nhà nước dự án sân bay Long Thành tại buổi họp ngày 15/8. Vì không phải là thành viên thuộc hội đồng nên đại diện thành phố “xin không phát biểu về các nội dung chuyên sâu như tổng mức đầu tư hay cơ chế huy động vốn”. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh đến sự cần thiết phải sớm xây dựng công trình này, nhất là trong mối liên quan đến mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.
Đồng tình với dự báo của cơ quan tư vấn rằng số lượng hành khách đi máy bay qua TP. HCM năm 2030 vào khoảng 53 triệu, ông Tín cho rằng nếu không có một sân bay mới chia lửa, vấn đề giao thông sẽ rất nan giải với thành phố, ngay cả khi Tân Sơn Nhất được mở rộng.
Theo lãnh đạo TP HCM, hiện công suất của Tân Sơn Nhất đã đạt 20 triệu khách. Muốn nâng lên 25 triệu thì việc mở rộng nhà ga chỉ là điều kiện cần. Còn lại hạ tầng ngoài sân bay như giao thông kết nối mới là điều kiện đủ. “Vấn đề không chỉ là Tân Sơn Nhất có còn đất hay không mà là hạ tầng có đáp ứng được không”, ông nhấn mạnh.
Long-Thanh-3730-1397127326-1387-14080905
Phối cảnh sân bay Long Thành.
Tính toán của địa phương cho hay, để nâng công suất Tân Sơn Nhất thêm 5 triệu khách, chi phí sẽ tốn không dưới 4 tỷ USD, bao gồm việc kết nối 2 tuyến đường sắt đô thị và hai tuyến đường trên cao. Thực tế vừa qua, để giải tỏa áp lực cho giao thông tiếp cận quanh sân bay, thành phố đã chi hơn 300 triệu USD để xây dựng tuyến Bình Lợi – Tân Sơn Nhất và mở rộng đường Trường Chinh, Cộng Hòa.
“Tân Sơn Nhất nằm giữa khu phát triển, việc mở rộng sân bay ở đây sẽ rất bất cập về cảnh quan, không gian, lại không đảm bảo an toàn cũng như tốn kém trong giao thông kết nối”, ông Tín khẳng định.
Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu quân đội đồng tình: Mở rộng sân bay không chỉ đơn giản là nhà ga, đường băng, sân đỗ mà quan trọng hơn cả là không gian. Từng làm phi công chiến đấu thuộc sư đoàn không quân 370, bay trên bầu trời TP. HCM, Biên Hòa, ông Tuấn khẳng định sân bay quân sự Biên Hòa và cảng quốc tế Tân Sơn Nhất không thể đảm bảo yếu tố này.
Chủ tịch Hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đánh giá nhận định quan điểm của đại diện TP HCM và Bộ Quốc phòng đã thể hiện rõ nét sự cần thiết phải đầu tư cảng Long Thành. Trong khi báo cáo của chủ đầu tư lẫn tư vấn chưa làm nổi bật được luận điểm này. “Nếu chủ đầu tư nói không rõ thì tôi sẽ trình Thủ tướng không phê duyệt báo cáo đầu tư để trình ra Quốc hội”, ông Vinh cảnh báo khi Chủ tịch Tổng công ty Cảng hàng không nói về sự cần thiết đầu tư thiếu thuyết phục.
Tuy vậy, kết luận cuộc họp, Chủ tịch hội đồng cho biết cơ bản các thành viên đều nhất trí thông qua báo cáo, sẽ trình thường trực Chính phủ để xem xét để báo cáo ra Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 vào tháng 10 tới.
Nếu được Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư vào kỳ họp cuối năm thì dự án cảng hàng không lớn nhất nước, với tổng mức đầu tư giai đoạn I lên đến gần 8 tỷ USD sẽ được khởi động ngay vào đầu 2015. UBND tỉnh Đồng Nai khẳng định sẽ chỉ mất 18 tháng để hoàn thành giải phóng mặt bằng đáp ứng công việc thi công trong giai đoạn I.
Dự kiến đến năm 2025 Long Thành sẽ hoàn thành giai đoạn đầu, đáp ứng công suất 25 triệu khách. Đến năm 2035, sau khi kết thúc xây dựng giai đoạn 1, công suất sẽ nâng lên 50 triệu khách.

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

“Sổ đỏ” chung cư: Sống chết mặc bay

“Sổ đỏ” chung cư: Sống chết mặc bay


Nhiều chủ đầu tư còn gây khó khăn trong việc hoàn thiện hồ sơ, xuất hóa đơn và xác nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính của khách hàng...

Việc cấp sổ đỏ vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào chủ đầu tư. Người dân muốn tự mình làm sổ đỏ, nhưng chủ đầu tư không cho rút hồ sơ thì cũng chịu.

Gia đình chị Hoàng Thị Liên (đường Láng, Hà Nội) đang phải nhìn đồng tiền đáng lẽ được thu về đang ra đi từng ngày. Đầu tư vài căn chung cư để cho thuê từ vài năm nay, thế nhưng đến thời điểm này ngoài hợp đồng mua bán ký với chủ đầu tư, gia đình chị chưa được bên bán thực hiện nghĩa vụ làm thủ tục cấp sổ đỏ.

Điều đáng nói là để đầu tư những căn hộ này, gia đình chị Liên lên phương án dùng tiền tích cóp đồng thời vay lãi ngoài một thời gian với lãi suất cao. Sau đó, khi được cấp sổ đỏ sẽ thế chấp căn hộ vào ngân hàng để vay với lãi suất thấp hơn, tất toán khoản vay trước và trả dần tiền vay ngân hàng. Thế nhưng chờ mãi mà sổ đỏ chả thấy đâu trong khi tiền vay lãi ngoài quá cao, tiền cho thuê nhà không đủ để bù đắp. “Tưởng có thêm vài đồng, nào ngờ ngày nào cũng chỉ nhìn thấy tiền đi ra thôi”, chị Liên chán nản.

Nếu bán căn hộ ở thời điểm này, chị Liên nhẩm tính khoản đầu tư trước đây cùng lắm chỉ thu về hòa vốn. Do chưa được cấp sổ đỏ nên bán thời điểm này cũng bị mất giá hơn so với tiếp tục để lại đầu tư. Nhưng chờ được cấp sổ đỏ trong khi tiền lỗ hiển hiện hàng ngày thật cực chẳng đã. “Chủ đầu tư bảo phải chờ để làm chung cả đợt, như thế mới nhanh và tiết kiệm chi phí. Nếu muốn tự làm sổ đỏ thì nộp thêm phí hàng chục triệu đồng”, chị Liên bức xúc cho hay.

Cũng với cảnh bỏ ra cả tỷ đồng để sở hữu nhà nhưng chưa được cấp sổ đỏ, vợ chồng chị Mai - anh Tiến (Thái Bình) đang tỏ ra ngán ngẩm không kém. Cách đây 2 năm, anh chị chuyển công tác lên Hà Nội. Để thuận lợi cho công việc, vợ chồng bàn nhau mua một căn hộ ở khu đô thị mới bên quận Long Biên. Thế nhưng cũng từ đó đến nay, chủ đầu tư chưa hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thiếu sổ đỏ cho nên gia đình anh chị gặp nhiều vướng mắc trong việc nhập hộ khẩu, con cái vẫn thuộc diện học “trái tuyến” với chi phí nộp cho trường, lớp khá cao...

Việc sử dụng ngôi nhà làm tài sản thế chấp để vay vốn làm ăn cũng không được ngân hàng chấp nhận. Anh chị đã tính đến chuyện chuyển nhượng ngôi nhà, nhưng bị khách hàng ép giá do chưa có sổ đỏ. “Tôi đã nhiều lần hỏi chủ đầu tư xem vì sao chưa cấp sổ đỏ thì họ nói là đang hoàn thiện hồ sơ. Nhưng đi tìm hiểu thì tôi được biết do chủ đầu tư nợ tiền thuế sử dụng đất…”, anh Tiến cho hay.

Có lẽ, chỉ khi Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Nội nêu tên của trên 70 DN có dự án nợ sổ đỏ của khách mua nhà, người ta mới giật mình khi nhìn lại câu chuyện sổ đỏ này. Đáng nói là trong số hơn 70 DN chậm làm sổ đỏ cho khách hàng có nhiều chủ đầu tư có tên tuổi, DN lớn cũng có mà DNNN cũng có. Đáng chú ý là Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD; Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (Handico)...

Theo số liệu mới nhất vừa được Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội công bố, năm 2014 Hà Nội dự kiến cấp 40.000 giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà tại các dự án phát triển nhà ở. Thế nhưng, tính đến ngày 20/6/2014, đơn vị này mới tiếp nhận và thẩm định 14.139 hồ sơ, chỉ đạt 35,3% kế hoạch năm 2014. Thừa nhận thực tế này, Phó chủ tịch UBND quận Long Biên, ông Đỗ Huy Chiến cho biết, năm 2014, UBND thành phố đã giao chỉ tiêu cho quận cấp 3.000 sổ đỏ tại các dự án phát triển nhà, nhưng tới nay số hồ sơ quận tiếp nhận mới có 253 hồ sơ, đạt 8,4% kế hoạch.

Một trong những lý do khiến việc cấp sổ đỏ chậm là bởi chủ đầu tư chưa có tinh thần trách nhiệm trong việc làm hồ sơ cấp sổ đỏ cho người mua nhà. Thậm chí, nhiều chủ đầu tư còn gây khó khăn trong việc hoàn thiện hồ sơ, xuất hóa đơn và xác nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính của khách hàng, cũng như việc chậm cung cấp hồ sơ pháp lý để khách hàng hoàn tất thủ tục làm sổ đỏ. Thế nhưng, điều trái khoáy lại chính là việc cấp sổ đỏ vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào chủ đầu tư.

Mặc dù pháp luật quy định DN đầu tư khu đô thị, nhà chung cư phải có trách nhiệm nộp hồ sơ làm sổ đỏ cho khách hàng, nhưng nếu DN không nộp hồ sơ thì cũng chưa có đủ chế tài để xử lý. Ngay việc người dân muốn tự mình làm sổ đỏ, nhưng chủ đầu tư không cho rút hồ sơ thì cũng chịu. Theo một chuyên gia về BĐS, quy định chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm làm sổ đỏ cho khách hàng khi chưa có chế tài kèm theo đã khiến nhiều chủ đầu tư “nhờn”, thậm chí lợi dụng chính sách này để chậm làm sổ đỏ và đương nhiên là chậm đóng thuế…

Chỉ nhẩm tính trên số căn hộ chưa được làm sổ đỏ, theo dữ liệu đã nêu ở trên, cũng sẽ thấy các DN BĐS đang “tư lợi” hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế của Nhà nước, tiền của người mua nhà để sử dụng vào các mục đích khác. Không những gây thất thu ngân sách, các chủ đầu tư cũng đang thể hiện một sự coi thường chính sách, pháp luật của Nhà nước. Có lẽ, cần một chế tài mạnh mẽ, kiên quyết hơn với những khung hình phạt rõ ràng đối với những chủ đầu tư chậm làm sổ đỏ để khiến câu chuyện sổ đỏ đi theo một hướng khác.


Theo Hà Đăng
Thời Báo Ngân Hàng

Bất động sản chờ đợi sự đột phá

Bất động sản chờ đợi sự đột pháPhân khúc căn hộ thương mại chờ đợi một sự đột phá


Phân khúc căn hộ thương mại chờ đợi một sự đột phá


Thị trường có dấu hiệu hồi phục, dù chỉ là những đốm lửa nhỏ và ở vài phân khúc với những doanh nghiệp có uy tín, thương hiệu…

Cũng như diễn tiến trên thị trường chứng khoán, thị trường địa ốc thời gian qua cho thấy một sự giằng co với những thông tin tốt – xấu đan xen. Hoặc cùng là một thông tin nhưng việc đón nhận chúng như thế nào lại khác nhau và đưa đón những kết luận khác nhau.

Việc các doanh nghiệp nhộn nhịp mở bán sản phẩm căn hộ chứng tỏ thị trường có dấu hiệu hồi phục, nhưng khi các nhân viên bán hàng “tấn công” mọi đối tượng bằng “bom tin nhắn” thì lại khiến nhiều người nghĩ rằng đấy là biểu hiện của “bất động sản thời mất giá”.
Tập trung giải quyết các dự án dở dang
“Thị trường bất động sản đóng băng” là cụm từ khá quen thuộc trên mặt báo vài năm gần đây. Với những dự án đã hoàn thiện thì dù chưa có nhiều người mua để ở cũng không quá đáng ngại, chủ đầu tư sẽ bán được hàng khi thị trường hồi phục. Nếu không chờ được đến lúc đó, doanh nghiệp có thể bán rẻ cho nhà đầu tư thứ cấp hoặc một doanh nghiệp khác.
Với những dự án chưa hoặc mới giải phóng mặt bằng đã phải tạm ngưng do chủ đầu tư không tiếp tục thực hiện thì cũng dễ xử lý và không gây tác động mấy về mặt cảnh quan. Nhưng với các dự án đang thi công dang dở phải tạm ngưng thì thực sự đáng lo ngại. Hình ảnh những khối bê tông xám nằm chơ vơ trên bãi đất trống từ ngày này qua tháng nọ đem đến một sựảm đạm, hoang phế.
Không những thế, việc phải dãi nắng dầm mưa như vậy cũng khiến công trình bị xuống cấp, gây thiệt hại không chỉ cho chủ đầu tư mà cả nền kinh tế. Những dự án như vậy đa phần thuộc phân khúc trung và cao cấp, chủ yếu là do thiếu vốn và sản phẩm không được thị trường chấp nhận.
Trước thực trạng này, chính quyền TP.HCM đang nỗ lực tìm hướng giải quyết. Theo Sở Xây dựng TP.HCM, trên địa bàn thành phố có gần 1.400 dự án, tổng diện tích gần 11.780ha, 500 ngàn căn hộ, tổng diện tích sàn xây dựng là gần 50 triệu mét vuông, nhưng chỉ mới triển khai được gần 40%. Trong số hơn 60% còn lại, có gần 1.140ha đã bị thu hồi hoặc hủy bỏ chủ trương đầu tư, chiếm gần 10%, còn lại khoảng 700 dự án đang dang dở.

Một trong những giải pháp để giải quyết vấn đề này là cho phép chủ đầu tư chuyển đổi từ căn hộ thương mại thành nhà ở xã hội, nói cách khác là “giảm cấp” sản phẩm từ phân khúc căn hộ cao cấp dư thừa sang phân khúc mà thị trường cần. Tuy nhiên, việc cấp phép không hề dễ dàng. Đến thời điểm này, Sở Xây dựng TP.HCM mới chấp thuận cho bảy dự án được chuyển đổi, bằng 1% số dự án dở dang cần giải quyết.

Con số đó cho thấy mức độ khó khăn của vấn đề. Mới đây, Ủy ban Nhân dân TP.HCM giao cho Sở Xây dựng phối hợp với các sở ngành, quận huyện rà soát, phân loại số dự án dở dang còn lại để tiếp tục có hướng xử lý. Giải pháp được nhắm đến vẫn là ưu tiên chuyển đổi sang nhà ở xã hội nếu nhu cầu về loại hình này còn nhiều. TP.HCM cũng yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nhà ở thương mại đã được phép chuyển đổi sang nhà ở xã hội để cung ứng sản phẩm phù hợp cho những người có thu nhập thấp.
Lo cho phía cung rồi phải tính đến phía cầu, đó là làm sao để ngày càng nhiều người có thể vay được tiền từ gói hỗ trợ lãi suất để mua nhà. Nhằm giúp người dân có thể tiếp cận được các sản phẩm phù hợp, UBND TP.HCM yêu cầu các đơn vị liên quan phải công khai danh mục các dự án nhà ở xã hội, các dự án nhà ở thương mại có căn hộ có diện tích nhỏ hơn 70m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, đồng thời phải đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói hỗ trợ 30 ngàn tỉ đồng.

Bên cạnh các giải pháp trên, UBND TP.HCM cũng giao cho Sở Kế hoạch – Đầu tư chủ trì, đề xuất các biện pháp chế tài để xử lý đối với các dự án đăng ký đầu tư nhưng không triển khai và các công trình triển khai nhưng có chất lượng công trình kém. Tất cả đều nhằm lành mạnh hóa thị trường địa ốc để sẵn sàng cho một giai đoạn mới.

Những tín hiệu vui
Báo cáo thống kê của một số công ty nghiên cứu thị trường bất động sản vừa công bố cho thấy, số lượng căn hộ được giao dịch ở TP.HCM trong sáu tháng đầu năm 2014 đã tăng gần 100% so với cùng kỳ năm ngoái, tập trung chủ yếu vào phân khúc căn hộ có giá trên dưới 1 tỉ đồng. Những dự án được người mua lựa chọn thường có vị trí tốt, thuận tiện giao thông, gần chợ, trường học cũng như các tiện ích khác và không ở quá xa trung tâm.

Những người lạc quan nhìn vào số liệu đó đã hy vọng rằng năm nay doanh số bán của thị trường có thể đạt khoảng 7.000-9.000 căn hộ, không còn cách quá xa thời hoàng kim (12.000-16.000 căn hộ được tiêu thụ mỗi năm). Nếu để ý đến chỉ số thanh khoản của thị trường từ một năm nay chỉ tăng khoảng 3 – 5% mỗi quý và tăng không đều, chỉ tập trung ở một vài phân khúc, khu vực nhất định, thì chắc họ sẽ không lạc quan như thế. Phân khúc cao cấp chưa thể phục hồi, mảng văn phòng cho thuê tiếp tục đà giảm giá, còn phân khúc mặt bằng bán lẻ vẫn kém thanh khoản.
Nhìn chung, thị trường hiện thuộc về người mua có nhu cầu thực, mua để vào ở ngay. Không tính đến những người quá nhiều tiền nhàn rỗi và chỉ muốn tích trữ tài sản bằng bất động sản, thì những người kiếm tìm lợi nhuận sẽ phải chùn tay nếu có ý định đầu tư vào bất động sản lúc này. Chọn hình thức đầu tư an toàn là gửi tiết kiệm dài hạn sẽ cho lợi tức 8%/năm, hay chọn đầu tư vào căn hộ, để rồi sau một năm giá trị căn hộ có tăng lên được như thế, hay chỉ giữ nguyên hoặc… đi xuống?

Nếu mua để cho thuê thì nhà đầu tư sẽ có thêm khoản tiền mỗi tháng tương đương 5 – 6%/năm của giá vốn, nhưng phải quản lý khá vất vả và chấp nhận chuyện tài sản của mình có thể xuống cấp. Vay tiền để đầu tư thì quá rủi ro, bởi với lãi suất cho vay thấp nhất cũng khoảng 10 – 12%/năm, nhà đầu tư sẽ đối mặt với những khoản lỗ trông thấy được.
Thông tin được nhiều người trong ngành cảm thấy lạc quan là lĩnh vực bất động sản vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới trong bảy tháng đầu năm 2014 là 9,53 tỉ USD thì lĩnh vực kinh doanh bất động sản chiếm 1,13 tỉ USD, xếp thứ hai về thu hút đầu tư nước ngoài, với 20 dự án đầu tư đăng ký mới. Như một sự tương hỗ, lĩnh vực xây dựng xếp ngay sau với 69 dự án đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 547,58 triệu USD.
Thị trường có dấu hiệu hồi phục, dù chỉ là những đốm lửa nhỏ và ở vài phân khúc với những doanh nghiệp có uy tín, thương hiệu… Nhiều doanh nghiệp có dự án mở bán thời gian qua đều nhận định rằng đích đến của thị trường trong ngắn hạn là các dự án bất động sản ở những quận nằm cạnh trung tâm, sản phẩm là đất nền và căn hộ có mức giá trung bình. Nhưng không phải dự án nào cũng chào bán thành công, mà chỉ những dự án do các chủ đầu tư uy tín, có tiến độ xây dựng và chính sách bán hàng tốt mới thu hút được người mua. Để có một sự hồi phục hoàn toàn, các doanh nghiệp ắt phải chờ vào một sự đột phá.

Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Sếp địa ốc nói gì về bất động sản tháng cô hồn

Sếp địa ốc nói gì về bất động sản tháng cô hồn

Tháng 7 âm lịch từng là mùa nghỉ xả hơi của các doanh nghiệp địa ốc bởi thời điểm này được xem là cấm kỵ với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, đến nay tâm lý ngại tháng cô hồn cũng ít nhiều thay đổi.
Dưới đây là góc nhìn đa chiều về thị trường BĐS trong tháng 7 âm lịch (tháng cô hồn) của các doanh nghiệp BĐS.

Tháng 7 âm lịch luôn là tháng có doanh thu tốt



Ông Vũ Cương Quyết

.
Ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc Công ty CP Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc

Theo thực tế bán hàng trong những năm vừa qua, chúng tôi luôn có thanh khoản tốt trong các tháng cô hồn, thậm chí, doanh thu từ tháng ngâu luôn nằm trong tháng có doanh thu bán hàng tốt nhất trong năm. Sở dĩ có được kết quả như vậy là bởi chúng tôi luôn chuẩn bị các sản phẩm và các chính sách bán hàng tốt nhất (bao gồm chính sách giá, thanh toán, khuyến mãi…) cho tháng này.


Giao dịch BĐS vẫn ổn định

Ông Phạm Thành Đô, Giám đốc Sàn giao dịch bất động sản Thành Đô

Dù tình hình có khó khăn nhưng hoạt động kinh doanh của sàn vẫn khá ổn định trong tháng 7. Thậm chí ngay từ đầu tháng sàn cũng đã bán được một số căn hộ tại các dự án Phú Hoàng Anh, Hoàng Anh Thanh Bình, Hưng Phát.

Khách ít kiêng mua bán


Ông Nguyễn Hoàng Nam

Ông Nguyễn Hoàng Nam, Giám đốc Sàn Info (Ocean Group)

Khác với phân khúc thổ cư, phân khúc nhà chung cư hầu như không bị ảnh hưởng nhiều đối với tháng cô hồn. Phần lớn các giao dịch ở phân khúc này là mua bán nhà ở hình thành trong tương lai nên khách hàng chỉ hay kiêng chuyển nhà, nhập trạch trong tháng 7 âm lịch chứ ít kiêng mua bán.

BĐS tăng tốc hoàn thành kế hoạch cuối năm ngay trong tháng cô hồn

Ông Lê Hùng, Chủ tịch Công ty Đầu tư Bất động sản An Phú

Thị trường bây giờ chủ yếu là người mua có nhu cầu thật, không còn nhan nhản nhà đầu tư nữa. Do đó, nếu gặp nhà đất ưng ý, khách hàng vẫn xuống tiền chứ không dè dặt như giới đầu cơ mua đi bán lại.

Bên cạnh đó, dự án nhà đất đạt đủ các tiêu chuẩn từ pháp lý đến giá cả hợp lý, hạ tầng đồng bộ, tính thanh khoản cao, chủ đầu tư uy tín... hầu như đã cởi bỏ tâm lý ngần ngại mở bán sản phẩm trong tháng có phong thủy kém nhất trong năm. Với nhiều doanh nghiệp bất động sản, đến giữa năm phải tăng tốc nhằm tính đến việc hoàn thiện kế hoạch doanh thu cuối năm hơn là chần chừ chờ cho qua tháng 7 âm lịch.

Doanh nghiệp BĐS không ngại tháng cô hồn


Ông Nguyễn Nam Hiền

Ông Nguyễn Nam Hiền, Tổng giám đốc Công ty Hưng Thịnh

Những năm gần đây, Hưng Thịnh đều mở bán trong tháng 7 âm lịch dù nhiều nơi khác kiêng kị tung hàng vào thời điểm này. Thông thường, sau mỗi lần mở bán trong thời gian này, các sản phẩm đều tiêu thụ tốt và lần này, tôi cũng tin vậy.
Theo CafeF.vn