Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Môi giới bất động sản có cần bằng đại học?

Điều 61, dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) quy định môi giới BĐS phải có thẻ hành nghề và bằng... cử nhân. Quy định trên được xem là phù hợp với xu hướng chuyên nghiệp hóa ngành dịch vụ môi giới BĐS. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, nếu để nguyên các quy định như hiện tại thì khi luật đi vào thực tế sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn.

Chuyên nghiệp hóa nghề môi giới BĐS
Báo cáo tổng kết thực hiện Luật Kinh doanh BĐS tại Tp HCM gần đây cho thấy nhiều vấn đề tồn tại trong việc quản lý đội ngũ môi giới BĐS. Chất lượng đội ngũ nhân viên môi giới, định giá BĐS chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường. Các nhà môi giới hiện chỉ đứng giữa dắt mối cho người mua người bán gặp nhau để lấy tiền hoa hồng, chưa đưa ra những tư vấn khuyến cáo về pháp lý, tài chính… cho họ.
Một trong những nguyên nhân quan trọng của tình trạng này là do phần lớn cơ sở đào tạo môi giới, định giá BĐS chỉ đào tạo theo phong trào, chưa chú trọng đến chất lượng đào tạo cũng như “bỏ quên” việc cấp chứng chỉ đào tạo và giấy phép hành nghề môi giới.

Việc quy định bằng cấp cho 1 ngành nghề nào đó sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, nhất là
vấn nạn làm giả bằng cấp
Việc áp dụng bằng cấp, chứng chỉ đối với thị trường kinh doanh BĐS là điều không xa lạ với nhiều quốc gia trên thế giới nhưng lại khá mới mẻ ở Việt Nam. Ở Mỹ, để hành nghề môi giới BĐS phải có giấy phép do chính quyền bang cấp, phải trải qua một kì thi kiểm tra gắt gao về kiến thức BĐS cơ bản và luật liên quan đến mua bán địa ốc, ngoài ra phải có kinh nghiệm mua bán BĐS từ 1 đến 3 năm.
Ở Anh, thẻ hành nghề môi giới BĐS được cấp bởi Hiệp hội BĐS. Công ty môi giới phải có giấy phép và có ít nhất một người môi giới trong trung tâm có thẻ hành nghề, đủ tư cách trong việc giao dịch mua bán nhà ở, có trình độ bằng cấp chính thống, hoặc có kinh nghiệm trong ngành BĐS. Chính vì vậy, việc áp dụng thẻ hành nghề và yêu cầu bằng cấp ở nước ta cũng cần được làm quyết liệt hơn nữa nhằm đưa lại sự minh bạch cho thị trường.
Với mong muốn siết chỉnh tình hình, đưa hoạt động môi giới bất động sản vào kỷ cương, Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) quy định cá nhân trong nước và nước ngoài hành nghề môi giới BĐS tại Việt Nam phải có thẻ hành nghề môi giới BĐS. Bên cạnh đó, luật còn đưa nội dung yêu cầu bằng cử nhân đối với người môi giới kinh doanh BĐS nhằm mục đích nâng cao trình độ, kỹ năng và đòi hỏi về phẩm chất với người hoạt động trong dịch vụ này.
Chị Nguyễn Ngọc Hà, chuyên viên môi giới BĐS nhận định, Trong những năm tới, các tập đoàn môi giới quốc tế sẽ ngày càng mở rộng thị trường tại Việt Nam. Trước hoạt động bài bản, chuyên nghiệp của các doanh nghiệp nước ngoài, bản thân các công ty và người làm môi giới trong nước nếu không tự chuyên nghiệp hóa năng lực và đạo đức nghề nghiệp, thì sớm muộn cũng sẽ bị thị trường đào thải, khách hàng quay lưng. Đối với nhiều doanh nghiệp, nhiều cá nhân hành nghề môi giới, vấn đề bằng cấp lúc này có thể vẫn là rào cản và hơi khắc khe nhưng về lâu về dài đây sẽ là tiêu chuẩn đảm bảo cho một ngành môi giới chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh với khối ngoại.
Lấn cấn chuyện trình độ, bằng cấp
Để có được những thành công trong nghề này, một người môi giới phải tích lũy qua nhiều năm làm việc, trải nghiệm thực tế và đôi khi phải có khiếu kinh doanh thì mới thành công. Vấn đề lúc này là phải nhìn vào thực trạng hiện tại để quy định bằng cấp.
Theo ông Nguyễn Thành Trung, Chuyên gia tư vấn BĐS cho các DN nước ngoài tại Tp.HCM, chuyện áp dụng thẻ hành nghề môi giới là quy định hợp lý  nhưng bắt buộc môi giới phải có bằng đại học là quá cao, vô hình bắt các môi giới phải cố sống cố chết chạy theo bằng cấp, chỉ nên quy định ở mức trung cấp, cao đẳng hoặc bằng nghề gì đó sẽ thuận tiện và phù hợp hơn cho người làm môi giới.
Cùng quan điểm như trên, một vị giám đốc công ty môi giới BĐS đặt ra câu hỏi:“ Kinh doanh BĐS đòi hỏi có kinh nghiệm, năng lực và đạo đức mà những điều đó  đôi khi không thể quy định được bằng 1 tấm bằng cụ thể. Hiện nay đào tạo đại học cũng có nhiều chuyên ngành khác nhau, không phải chuyên ngành nào cũng liên quan, hỗ trợ công việc môi giới BĐS, vậy người muốn làm ngành môi giớ thì nên học ngành nào, trường nào cho phù hợp?Trong khi hàng vạn người đang hoạt động môi giới đều không có bằng cấp, hoặc chỉ là bằng dưới đại học, không lẽ buộc họ phải theo học các lớp kiểu tại chức như với cán bộ công chức để được tiếp tục hành nghề?”.
Nhiều chuyên gia nhận định, quy định bằng cấp cử nhân đối với hoạt động chỉ có tính dịch vụ rộng rãi trong xã hội là yêu cầu quá cao. Việc đào tạo, sát hạch, cấp thẻ hành nghề môi giới cần phải được quy chuẩn dựa theo thực tế  thay vì chạy theo bằng cấp, số lượng mà lơ là kiểm soát chất lượng. Hơn nữa yếu tố suy yếu đạo đức của ngành này bắt nguồn từ cái lợi quá lớn mà người hành nghề nhìn thấy, nó không bắt nguồn từ trình độ hay sự hạn chế về kiến thức nên tấm bằng đại học cũng chưa chắc giúp ích được gì.
Theo TS Trần Thanh Hiệp, chuyên gia lâu năm trong ngành BĐS thì việc đưa ra quy định mới cần có khảo sát, đánh giá, xem bằng cấp tác động như thế nào đến hiệu quả của công việc môi giới trên thực tế? Ở các quốc gia tiên tiến, có hoạt động môi giới bất động sản chuyên nghiệp như Thụy Điển, Hàn Quốc, cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS chỉ cần có bằng tốt nghiệp từ phổ thông trung học trở lên, hay có thể trở thành chuyên gia môi giới bất động sản bằng kinh nghiệp tích lũy thực tế. Trong điều kiện nước ta, dịch vụ môi giới BĐS phát triển đa dạng và những vụ vi phạm pháp luật lại không phải do nhận thức kém, không phải do trình độ kém,vậy nên vận dụng bằng cấp mang tính bắt buộc có khả thi hay không lại là vấn đề khác.
Ba năm gần đây, vị thế bán hàng của các công ty môi giới BĐS quốc tế đang ngày càng mạnh mẽ.Chuyên nghiệp hóa là vần đề sớm muộn của các công ty và cá nhân làm môi giới trong nước phải hướng đến. Không chỉ chuyên nghiệp trong quản lý, môi giới BĐS còn phải chuyên nghiệp trong đạo đức, tác phong để  nghề này trở thành một ngành nghề chính thống, thoát khỏi hai từ “ cò đất”.
Phương Uyên

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

‘Hội chứng con một’ đang hủy hoại thế hệ trẻ ( 421 )

Con một là con duy nhất trong gia đình, dù là trai hay gái cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chính vì nhận thức được ‘tầm quan trọng’ của mình nên các bạn càng đi vào những lối mòn sai lầm trong suy nghĩ và có cách cư xử ‘vô tư’ trên mức bình thường và có tác động tiêu cực đến cuộc sống.

‘Hội chứng con một’ là gì?
Con một là con duy nhất trong gia đình, dù là trai hay gái cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Con một thường tự cho mình là trung tâm của vũ trụ, là người cực kỳ quan trọng và luôn muốn được phục vụ như một ông hoàng, bà hoàng. ‘Hội chứng con một’ phủ song với đủ các loại lứa tuổi. Có thể xem đó là một căn bệnh, một trạng thái ứng xử phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Con một sẽ có một cuộc sống vô cùng đầy đủ và được chiều chuộng hết sức dù cho hoàn cảnh gia đình là giàu hay nghèo, tuỳ vào điều kiện kinh tế mà các ông bà hoàng sẽ được cung phụng khác nhau.
con mot 83694
Nguyên nhân sinh ra ‘Hội chứng con một’?
Thứ nhất Quan điểm chăm sóc con cái của cha mẹ không phù hợp. Cha mẹ lúc nào cũng hết mực yêu thương con cái và luôn muốn dành cho con cái của mình những điều tốt đẹp nhất, nhưng như vậy không có nghĩa là phải đáp ứng tất cả các yêu cầu của con. Vật chất đầy đủ nhưng không phải cứ xe xua cho con một cách vô tội vạ hay tiền bạc cho con cái quá hậu hỉ. Như vậy không phải là thương con mà sẽ là hại con. Tiền là tiên là phật nhưng cũng là con dao giết chết con người trong gang tấc.
Thứ hai Ganh đua với con cái của người khác. Có một số phụ huynh có suy nghĩ rằng là con của mình cũng là con một và con người ta cũng là con một, nhưng tại sao con mình nó lại không được như con người ta. Từ chỗ muốn cho con mình giỏi giang như con người khác để nở mặt nở mày bố mẹ mà nhiều phụ huynh đã vô tình vẽ đường cho hươu chạy. Đường tốt không nói, đằng này lại là đường xấu.
con mot 7935 (2)
Phụ huynh đã vô tình vì để thực hiện được mục đích cá nhân mà đẩy con mình vào những tình huống dở khóc dở cười. Bỏ ra cả núi tiền để cho con đi học ca hát và lăng xê thành ngôi sao để cho bằng con của đồng nghiệp hay bỏ tiền ra chạy chọt, mua bằng Đại Học giả cho con chỉ vì sọ bẽ mặt việc con cái học hành sa sút,… Những tình huống dở khóc dở cười như thế không phải là không có mà nó xuất hiện tràn lan ngoài xã hội.
Thứ ba Thiếu quan tâm và chăm sóc con cái. Cuộc sống ngày nay tất bật nên cha mẹ và con cái đi từ lúc từ mờ chưa sáng và về nhà lúc tối mịt, cha mẹ đi thì con chưa thức dậy mà cha mẹ về thì con đã say giấc nồng. Con cái thiếu đi sự quan tâm, dìu dắt của cha mẹ mà thay vào đó là suy nghĩ tự tiếp nhận và suy luận của cá nhân. Cha mẹ chi đáp ứng được cho con cái như cầu về vật chất nhưng tinh thần thì hoàn toàn không hề.
Các bậc phụ huynh có từng nghĩ ý thức được thói quen sinh hoạt như thế sẽ ảnh hưởng đến con cái mình như thế nào hay không? Có lẽ hoàn toàn là không, hoặc nếu có thì chắc chuyện bất trắc đã xảy ra rổi. Ông bà ta thường có câu “ Mất bò mới lo làm chuồng”. để đến khi con cái hư hỏng mới dành thời gian giáo dục thì có ích gì. Điều thật sự con cái cần ở cha mẹ là sự quan tâm, chia sẻ, động viên để chúng tự tin sải bước trên con đường đời còn rất dài và sâu sộng.
Xoá bỏ ‘Hội chứng con một’ phải thực hiện như thế nào?
Quan tâm con cái và chăm sóc chu đáo: Con cái như búp măng non, nếu không có cha mẹ uốn nắn chắc chắn sẽ đi lạc đường lạc hướng ngay. Phải định hướng và cho con cái ý thức được Quan điểm sống là gì, Mục tiêu học tập hiện nay là gì, Hoài bảo nghề nghiệp tương lai là gì, tiếp cận và chạm đến ước mơ thì cần phải đi con đường như thế nào.
Thiết nghĩ đó là những câu hỏi hoàn toàn bình thường nhưng đảm bảo ít có cha mẹ nào định hường cho con cái của mình. Phụ huynh cứ nghĩ đến khi con cái mình học đến cấp 3 hoặc là đến lúc thi Đại học thì mới cần thiết nhưng hoàn toàn sai lầm. Dù cho ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng cần có những định hướng và hướng dẫn phù hợp.
con mot 7935 (1)
Tiếp thu quan điểm giáo dục từ nước ngoài: Dạy cho con tính tự lập để chúng biết quý cuộc sống tinh thần và điều kiện vật chất đang có là vất vả như thế nào mới có được.
Phụ huynh Việt Nam thường hay có lối suy nghĩ là đến khi con cái học đến cấp 3 hoặc học đại học mới cần phải tự lập, suy nghĩ đó đã hoàn toàn lỗi thời và thiếu khoa học.
Tự lập không thể hiện ở việc con cái tự ra ngoài kiếm tiền để đóng học phí hoặc chi trả cho nhu cầu cá nhân của chúng, mà tự lập còn nằm trong từng thói quen hết sức cơ bản trong cuộc sống. Nếu từ nhỏ cha mẹ luôn bày sẳn, dọn sẵn cho con cái tất cả thì khi chúng lớn chúng sẽ vô cùng bàng hoàng và ngỡ ngàng khi phải hoàn toàn tự chăm lo cho cá nhân mình. Còn cha mẹ cho con cái tự lập từ nhỏ, chúng ắt hẳn sẽ hoàn toàn thuần thục và có thể giải quyết những tình huống bất ngờ khi chúng gặp phải.
Việc tập cho con cái tình tự lập cũng giống như nghệ thuật cây kiểng Bonsai, muốn một cái cây uốn lượn và tạo dàng mong muốn thì người nghệ nhân Bonsai phải uốn nắn và tạo hình nó từ khi cây còn nhỏ, non yếu thì đến khi nó lớn mới có thể thành công. Con người chúng ta cũng vậy, cái gì cũng cần sự uốn nắn, chỉ dẫn ngay từ những bước đầu tiên nhất. Nếu con cái của các bậc phụ huynh là một người biết tự lập thì đảm bảo chúng sẽ hoàn toàn miễn nhiễm với ‘Hội chứng con một’.
Phải xác định và đưa ra Quan điểm Giáo dục con cái phù hợp: Phù hợp với thời đại, phù hợp vời hoàn cảnh gia đình, phù hợp với Văn hoá Việt Nam. Mỗi gia đình sẽ có những hoàn cảnh và cách suy nghĩ khác nhau, vì vậy không nền đem râu ông này cắm cằm bà kia. Cả cha và mẹ nên ngồi xuống nói chuyện và thống nhất ra một quan điểm chung để áp dụng cho gia đình của mình. Người khác sử dụng quan điểm ấy thành công chưa chắc chúng ta sẽ thành công. Cái gì có thể xoá bỏ hoặc làm lại được nhưng việc uốn nắn, dạy dỗ con cái thì hoàn toàn không được. Dù có ấn nút F5 để refresh bao nhiêu lần hay cleanup sạch sẽ đến cỡ nào thì cũng vẫn tồn tại những nền móng ban đầu xây dựng.
Theo Báo Du học

8 sự kiện bất động sản nổi bật năm 2013

Thị trường bất động sản năm 2013 không khởi sắc nhưng lại là một năm đáng nhớ với những diễn biến phức tạp như tranh chấp, giải cứu, xô xát... Năm 2013, thị trường cũng "thót tim" với luật đất đai sửa đổi, điều chỉnh quy hoạch huyện Từ Liêm.

1. Tách huyện Từ Liêm thành 2 quận
Cuối tháng 11, Thường trực Chính phủ đã đồng ý về chủ trương điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm, Hà Nội thành hai quận và 23 phường mới. Theo đó, thành phố Hà Nội dự kiến sẽ có 12 quận, gồm: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Long Biên, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm.
Hầu hết người dân đều có phản ứng tích cực và tỏ ra phấn khởi khi Từ Liêm lên quận. Tuy nhiên, đề án thành lập hai quận mới lại bị dư luận đặt nghi vấn về sự minh bạch, mặc dù đã được chuẩn bị kỹ từ nhiều năm trước.
Đại biểu duy nhất của huyện Từ Liêm, ông Nguyễn Hữu Kiên đã không bấm nút thông qua đề án này và có công văn gửi Chính phủ và các bộ, ngành nhằm chỉ ra nhiều điểm bất hợp lý của đề án do huyện Từ Liêm xây dựng.
Ông Kiên đã chỉ ra chi tiết những sai sót cố ý về mặt dân số, chỉ tiêu hệ thống các công trình hạ tầng đô thị, đất xây dựng công trình. Theo ông Kiên, nếu không được "làm đẹp" thì đề án chưa chắc đã được thông qua vì các chỉ tiêu không đáp ứng được các tiêu chí trong Nghị định 62/2011 của Chính phủ, Thông tư 34 Bộ Xây dựng.
Sau khi nhận công văn của ông Kiên và dư luận phản ánh, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với UBND Hà Nội có văn bản trả lời đại biểu HĐND huyện Từ Liêm Nguyễn Hữu Kiên về số liệu đề án điều chỉnh địa giới huyện Từ Liêm và báo cáo Thủ tướng.
<a class=Thị trường, bất động sản, nổi bật 2013" />
2. Nổi cộm nhiều vụ tranh chấp về diện tích sở hữu chung - riêng, các vấn đề về dịch vụ và quản lý
Đúng như các chuyên gia bất động sản nhận định, thị trường khó khăn lại là "môi trường" tốt để nảy sinh các vấn đề khó giải quyết. Năm 2013, thị trường bất động sản chứng kiến không ít những tranh chấp kiện tụng giữa chủ đầu tư dự án và khách hàng.
Các vụ sai phạm trong xây dựng thiết kế, tính diện tích, phí chung cư tại các dự án như khu Dương Nội, Đại Thanh, Keangnam, Splendora, Park City, The Manor đến cuối năm vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Mâu thuẫn giữa khách hàng và chủ đầu tư không thể giải quyết được bằng thỏa thuận, thương lượng. Khách hàng chỉ còn phương án giương khẩu hiệu biểu ngữ để đòi quyền lợi. Thậm chí, nhiều vụ xô xát đổ máu giữa chủ đầu tư và khách hàng đã xảy ra tại dự án như Đại Thanh, Keangnam, Dương Nội.
Dưới sức ép của dư luận, cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc thanh tra. Tuy nhiên, những tranh chấp này kết thúc năm 2013 gần như chưa được giải quyết vì ngay cả văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng cũng không thống nhất với Nghị định 71 đã ban hành (Nghị định 71 và Thông tư 16 của Bộ Xây dựng không thống nhất về cách tính diện tích căn hộ chung cư).
3. Dự thảo luật nhà ở: Sở hữu chung cư có thời hạn 70 năm
Quy định sở hữu căn hộ chung cư có thời hạn 70 năm theo Dự thảo Luật Nhà ở mà Bộ Xây dựng đang soạn thảo làm “dậy sóng” dư luận. Theo phương án mà Bộ Xây dựng đề xuất, đối với trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất để xây dựng nhà chung cư để bán, cho thuê mua, thì thời hạn sở hữu nhà chung cư là 70 năm.
Thời hạn sở hữu nhà chung cư được ghi vào Giấy chứng nhận và khi hết thời hạn sở hữu thì các chủ sở hữu nhà ở chung cư không còn quyền sở hữu nhà chung cư đó và phải bàn giao lại quyền sử dụng đất xây dựng nhà chung cư cho Nhà nước để phá dỡ và xây dựng lại các công trình khác.
Thực tế, thói quen của người Việt là muốn "ăn chắc mặc bền" nên chưa thể thay đổi tư duy trong một sớm một chiều. Do đó, hầu hết người dân cho rằng, luật đưa ra không nên cứng nhắc, không nên bắt buộc mọi chung cư phải có thời hạn hay không có thời hạn.
Điều này có thể do chủ đầu tư quyết định căn cứ trên thực tế thị trường, nhu cầu sở thích của người mua căn hộ. Nhà nước cần mở ra 2 hướng đi và có những quy định cụ thể với từng trường hợp.
4. Thị trường bất động sản đón nhận nhiều cách làm mới để "thoát" hàng tồn kho
Trong lúc thị trường khó khăn, sản phẩm không có người mua, các chủ đầu tư phải "tung chiêu độc" để đẩy hàng đi, thu vốn về. Điển hình như việc khách hàng được bảo lãnh và cam kết tiến độ như dự án Hạ Đình Tower; chủ đầu tư chấp nhận chịu phạt lãi suất cao nếu chậm bàn giao như dự án Văn Phú Victoria, Rainbow Linh Đàm…
Đặc biệt, nhiều chủ đầu tư chơi bài "cao tay", cho khách hàng nhận nhà trước, trả tiền sau như Hapulico Complex, Gamuda Yên Sở, Huyndai Hillstat3; hoặc thuê lại với giá cao lên đến 80 triệu đồng/ tháng như dự án Watermark Tây Hồ.
Song song với những động thái đó, các chủ đầu tư còn dồn hết nguồn lực đẩy nhanh tiến độ, cung cấp thêm nhiều tiện ích cho dự án của mình, đồng thời tìm mọi cách giúp đỡ khách hàng có nhu cầu mua nhà tiếp cận với những khoản vay lãi suất thấp.
5. Gói 30.000 tỷ đồng giải cứu thị trường BĐS theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ban hành ngày 7/1/2013 giải ngân chậm chạp
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính đến giữa tháng 12/2013, giá trị giải ngân gói 30.000 tỷ mới chỉ đạt 555 tỷ đồng, chiếm chưa đầy 2% tổng giá trị. Sự thất vọng cũng đã ít nhiều thể hiện ra không chỉ với các đối tượng hưởng thụ mà ngay cả chính những người làm chính sách và các ngân hàng tham gia chương trình khi tốc độ giải ngân quá ì ạch.
Gói cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu khởi động từ 1/6/2013, có giá trị trong 3 năm, với lãi suất được ấn định là 6%.
Mục đích của gói tín dụng này nhằm tạo cơ hội cho người thu nhập thấp được mua nhà với giá phù hợp và giúp doanh nghiệp "thoát" hàng tồn kho.
Ngay từ khi mới ban hành, giới kinh doanh đã rất kỳ vọng gói tín dụng này sẽ tạo xung lực mới cho thị trường. Thực tế, thị trường cũng đã có những phản ứng tích như mặt bằng giá chung cư giảm, nhiều chủ đầu tư chuyển hướng sang phát triển nhà ở xã hội, phân khúc nhà ở giá rẻ sôi động hơn trong năm qua.
Tuy nhiên, theo nhìn nhận của giới chuyên gia trong ngành, gói tín dụng 30.000 tỷ đã không đủ nóng để góp phần làm tan băng thị trường khi tiến độ giải ngân còn quá chậm. Trong khi, người mua khó tiếp cận vì vướng rào cản pháp lý.
Trước thực trạng đó, ngày 31/10, Bộ Xây dựng vừa ban hành đã ban hành Thông tư 18 nhằm mở rộng đối tượng tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất 30 nghìn tỷ đồng đến những chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở sinh viên, công nhân khu công nghiệp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân.
Theo số liệu bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng mới đưa ra, tồn kho bất động sản tiếp tục giảm mạnh mặc dù nguồn cung nhà ở được tiếp tục bổ sung. Hết tháng 11/2013, tồn kho bất động sản còn 96.805 tỷ đồng, giảm hơn 24% so với cuối quý 1. Trong đó, Hà Nội giảm trên 20% còn TP.HCM giảm trên 30%.
6. Nhiều doanh nghiệp "đua" chuyển đổi nhà thương mại thành nhà ở xã hội
Năm 2013, Chính phủ đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã "nhanh chân" xin chuyển đổi nhà ở thương mại thành nhà ở xã hội như Dự án khu nhà ở hỗn hợp cao tầng đô thị sông Đà tại 143 đường Trần Phú; Dự án Tổ hợp văn phòng cho thuê, dịch vụ thương mại và nhà ở để bán tại số 30 Phạm Văn Đồng; Dự án Khu chung cư CC1- Khu 2, Khu tái định cư Bến Lức (xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh),...
Thực tế, việc xin chuyển sang nhà ở xã hội hiện nay như là một cứu cánh của các doanh nghiệp bất động sản khó khăn tài chính đang hướng đến để giải quyết tình trạng ế ẩm. Bởi khi được chuyển sang dự án nhà ở xã hội, chủ đầu tư sẽ nhận được nhiều ưu đãi cũng như tài chính từ ngân sách nhà nước để tiếp tục hoàn thiện dự án. Nhìn ở mặt tích cực khác thì nếu thêm càng nhiều dự án nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng, cơ hội sở hữu nhà của người thu nhập thấp càng tăng.
7. Chủ đầu tư và khách hàng "bắt tay nhau" triển khai dự án - hình thức hợp tác mới xuất hiện trên thị trường
Dự án Usilk City "chết" trong một thời gian dài khiến cho xung đột giữa chủ đầu tư Sông Đà Thăng Long và khách hàng liên tiếp xảy ra. Tuy nhiên, chính lúc đỉnh điểm đó, một thoả thuận bất ngờ đã được đưa ra giữa chủ đầu tư và nhóm khách hàng.
Để dự án "sống", khách hàng sẽ tiếp tục đóng tiền cho chủ đầu tư để hoàn thiện, nhưng không nộp trực tiếp cho chủ đầu tư mà thông qua một tài khoản mở tại một ngân hàng thương mại. Trên cở sở giám sát tiến độ trực tiếp, ngân hàng sẽ giải ngân cho các đối tác, nhà thầu của chủ đầu tư dựa trên khối lượng công việc hoàn thành.
Dư luận cho rằng, đó là một cách làm hay, giúp đẩy nhanh tiến độ các dự án. Sáng kiến này sau đó cũng đã được khách hàng tại một số dự án khác ở Hà Nội và Tp.HCM áp dụng.
8. Quốc hội thông qua Luật đất đai sửa đổi
Với 90% đại biểu tán thành, ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), gồm 14 chương, 212 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014.
Luật đất đai sửa đổi đã có nhiều điểm mới về thu hồi, trưng dụng, quy hoạch sử dụng đất, khung giá đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Nhìn chung các điểm mới đều nhằm mục đích giảm thiểu thủ tục hành chính cho nhân dân.
Trong đó, điểm mới đáng chú ý tại Luật đất đai sửa đổi năm 2013 là việc thuê tư vấn định giá đất được luật hóa. Theo luật, việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai; áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp. Căn cứ kết quả tư vấn giá đất, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh trình Hội đồng thẩm định giá đất xem xét trước khi trình UBND cùng cấp quyết định. Theo đó, người dân tin rằng, việc định giá đất sẽ công bằng và minh bạch hơn.
Luật Đất đai (sửa đổi) tiếp tục khẳng định quyền sở hữu đất đai toàn dân, do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu, đồng thời tái khẳng định việc thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Giới chuyên gia cho rằng, với sự khẳng định về hình thức sở hữu và lý do thu hồi đất nói trên về cơ bản không thay đổi so với Luật Đất đai 2003.
Theo Người đồng hành

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Chọn năm làm nhà theo tuổi cho gia chủ

Theo phong thủy, khi xây dựng nhà ở cần xem tuổi của chủ nhà phù hợp với năm làm nhà. Không được vi phạm vào các năm: Kim Lâu, Hoang Ốc, Tam Tai.



Những năm Tam Tai của các tuổi:


- Các tuổi Thân, Tí, Thìn: Tam tai tại các năm Dần, Mão, Thìn.


- Các tuổi Dần, Ngọ, Tuất: Tam tai tại các năm Thân, Dậu, Tuất.


- Các tuổi Hợi, Mão, Mùi: Tam tai tại những năm Tỵ, Ngọ, Mùi.


- Các tuổi Tỵ, Dậu, Sửu: Tam tai tại những năm Hợi, Tý, Sửu.
Tránh những năm phạm Kim Lâu:


Tính theo tuổi âm lịch, ví dụ sinh năm 1968 dương lịch, năm nay 2010 là bao nhiêu tuổi Âm Lịch, lấy 2010 – 1968 = 42 + 1 = 43 tuổi, các tuổi khác cũng tính như vậy.


Những tuổi phạm vào năm Kim lâu: 12, 15, 17, 19, 21, 24, 26, 28, 30, 33, 35, 37, 39, 42, 44, 46, 48, 51, 53, 55, 57, 60, 62, 64, 66, 69, 71, 73, 75.


Tránh những năm phạm Hoang Ốc:


Tính theo tuổi âm lịch, ví dụ sinh năm 1952 dương lịch, năm nay 2010 là bao nhiêu tuổi Âm Lịch, lấy 2010 – 1952 = 58 + 1 = 59 tuổi, các tuổi khác cũng tính như vậy.


Những tuổi phạm Hoang Ốc: 12, 14, 15, 18, 21, 23, 24, 27, 29, 30, 32, 33, 36, 38, 39, 41, 42, 45, 47, 48, 50, 51, 54, 56, 57, 60, 63, 65, 66, 69, 72, 74, 75


Nếu phạm vào 1 trong 3 yếu tố trên như Hoang Ốc hoặc Tam Tai thì còn có thể dùng được, phạm vào 2 trong 3 yếu tố trên thì không nên tiến hành xây dựng, tu tạo nhà ở, vì sẽ xảy ra tai nạn đáng tiếc.


Bảo Nhi ( Báo Xây dựng)

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Dự án đất nền Ecosun trả góp đến 36 tháng không lãi suất giá chỉ từ 330tr/nền 5x17=85m2

Dự án đất nền Ecosun trả góp đến 36 tháng không lãi suất giá chỉ từ 330tr/nền 5x17=85m2


 Tọa lạc ngay trung tâm Thành phố mới Nhơn Trạch, là tâm điểm tam giác kinh tế trọng điểm TP.HCM – Đồng Nai – Vũng Tàu, tiếp giáp với Quận 2, Quận 9 và Nhà Bè, EcoSun sở hữu vị trí cực kỳ thuận lợi với rất nhiều tuyến đường bộ thủy, không, sắt đã và đang hình thành. Đặc biệt là tuyến Cao tốc TP HCM – Nhơn Trạch - Long Thành – Dầu Giây vừa thông xe khiến việc di chuyển từ Trung tâm TPHCM đến dự án được rút ngắn xuống còn một nửa.
- Cách Trung Tâm Quận 1 (30km).
- Cách phà Cát Lái 18km (20 phút).
- Cách Đô Thị Mới Đông Sài Gòn 6km.
- Cách Trung Tâm Nhơn Trạch (vòng xoay cái nón) 5km.
- Cách thành phố mới Nhơn Trạch 1,8km.
- Cách Biển Vũng Tàu 50km.
- Cách Tp Biên Hòa 10km.
- Cách sân bay quốc tế Long Thành 9km (10 phút).
 Buổi lễ ánh dương tổ chức lần 1 thu hút hơn 1000 khách hàng tham quan, tham gia đầu tư cùng Phúc Khang

Với đất nền Nhơn Trạch eco sun, giao thông cực kỳ thuận lợi khi các đầu mối giao thông lớn tầm quốc gia đều hội tụ tại đây. Ưu thế cao từ 18 đến 25m so với mực nước biển sẽ tránh được sự thay đổi của biến đổi khí hậu như ngập lụt, thiên tai. Và hơn nữa, chúng ta sẽ tiết kiệm được chi phí khi làm móng vì đất nền Eco sun tọa lạc trên nền đất phù xa cổ cứng và chắc.


Đang xây dựng phố chuyên gia tại dự án



 Hoa viên Sunflowercity
 Hạ tầng dự án đã hoàn thiện


 Vị trí dự án thuận lợi với những tiềm năng phát triển tương lai về thủy, bộ, không, sắt
 Công viên đã hoàn thiện tại dự án
 Tòa nhà Petro với hơn 600 cư dân tọa lạc đối diện TTTP mới Nhơn Trạch
 Trục đường Trần Phú với 8 làn xe
 Nhà hàng tiệc cưới Sunflower Palace trước thi công
 Nhà hàng tiệc cưới Sunflower Palace sau khi hoàn thiện và đưa vào sử dụng
 4 loại mẫu nhà thông minh do công ty SpaceMatrix gửi tặng Khách hàng khi ký Hđ cùng Phúc Khang
 Cơ sở hạ tậng tại dự án đã hoàn thiện ( điện, nước âm )theo chuẩn của khu đô thị mới

Quần thể văn hóa Hang Nai - 1 nét đặc trưng về tâm linh cũng được Phúc Khang trùng tu và thổi hồn vào dự án Ecosun



GIÁ CẢ HỢP LÝ tạo nên sự khác biệt cho eco sun

Giá thấp nhất khu vực

TIẾN ĐỘ THANH TOÁN ƯU VIỆT ai ai cũng có thể sở hữu tại eco sun

Thanh toán 8 đợt đến 10 đợt trong 24 đến 36 tháng
Đợt 1 chỉ 15%

SO SÁNH VỊ TRÍ, GIÁ CẢ và THỜI GIAN DI CHUYỂN đến ecosun

- Di chuyển từ Q12 đến hầm Thủ Thiêm mất 45 phút. Giá đất từ 12tr đến 25tr
- Di chuyển từ SFC đến Thủ Thiêm chỉ từ 30 phút.
Giá chỉ bằng 1/5 đến 1/10 Q12.

ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ tại đất nền eco sun

Là nhà đầu tư BĐS, Trong vòng 3 năm tới
-Gởi Ngân Hàng: 6%/năm
- Mua Vàng: Không biết
- Chứng khoán: Không biết
- …
- Đất nền eco sun tăng bao nhiêu lần TRONG VÒNG 1 ĐẾN 3 NĂM TỚI ?
(Bài học tăng giá từ các dự án trước và sau khi kết nối hạ tầng)
Liên hệ trực tiếp chủ đầu tư để có thông tin chi tiết về giá, phương thức thanh toán, pháp lý...
Có xe đưa đón đi tham quan miễn phí cùng nhiều ưu đãi khi tham gia event cùng chủ đầu tư.
Phạm Xuân Hải 0902 824 212

20.700 tỷ đồng bồi thường dự án sân bay Long Thành


20,700 tỷ đồng bồi thường dự án sân bay Long Thành

Để xây dựng sân bay Long Thành (Đồng Nai), 5.000 ha đất sẽ bị thu hồi với số tiền bồi thường hơn 20.700 tỷ đồng.

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, có hơn 5.300 hộ dân trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, trong đó, hơn 3.300 hộ bị giải tỏa trắng. Đồng thời nhiều trường học, cơ quan nhà nước và cơ sở tôn giáo cũng phải di dời.

Hiện tỉnh Đồng Nai đã chủ động tạm ứng nguồn vốn ngân sách để đầu tư hạ tầng hai khu tái định cư gồm Lộc An – Bình Sơn diện tích 282 ha và khu tái định cư Bình Sơn 282 ha.

Theo tính toán, tổng dự toán bồi thường, giải phóng mặt bằng cho dự án khoảng 20.770 tỷ đồng. Trong đó chi phí bồi thường hỗ trợ là 15.300 tỷ đồng, chi phí xây dựng hạ tầng tái định cư là trên 5.470 tỷ đồng. Việc bồi thường sẽ được chia làm hai đợt, giai đoạn 2014-2015 lập hồ sơ thủ tục, bồi thường giải tỏa, tái định cư 7.152 tỷ đồng. Đến giai đoạn 2015-2020 cần thêm 13.618 tỷ đồng để tiếp tục bồi thường, tái định cư và giải phóng mặt bằng.



Phối cảnh sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai).

Liên quan đến việc triển khai dự án sân bay quốc tế Long Thành, Chính phủ đã giao Bộ Giao thông Vận tải sớm hoàn tất báo cáo để trình hội đồng thẩm định nhà nước và trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 6 tới. Bên cạnh đó, các Bộ Tài chính, Kế hoạch Đầu tư và Bộ Giao thông Vận tải được giao cần phải bàn bạc và thống nhất cơ chế tài chính trình Thủ tướng phê duyệt.

Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành được Thủ tướng phê duyệt vào năm 2005, nằm trên diện tích khoảng 25.000 ha thuộc địa bàn 6 xã tỉnh Đồng Nai. Theo quy hoạch, quá trình xây dựng sẽ chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2014 – 2020), Long Thành sẽ có công suất 25 triệu khách mỗi năm với 2 đường cất, hạ cánh. Giai đoạn 2 (2020 – 2030) công suất là 50 triệu hành khách và giai đoạn 3 (sau năm 2030) sẽ lên đến 100 triệu hành khách mỗi năm với 4 đường bay. Dự án dự kiến có tổng số vốn đầu tư khoảng 8 tỷ USD, riêng giai đoạn 1 là gần 6 tỷ USD.

Theo chủ đầu tư, so sánh dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành với phương án mở rộng Tân Sơn Nhất (dự báo sẽ quá tải sau năm 2020) hoặc căn cứ không quân Biên Hoà, chi phí cho Long Thành chỉ khoảng 7,8 tỷ USD (bao gồm cả chi phí thu hồi đất). Trong khi đó, việc mở rộng Tân Sơn Nhất cần hơn 9,1 tỷ USD và Biên Hòa cần 7,5 tỷ USD, nhưng nơi này lại bị nhiễm độc dioxin. Theo kế hoạch được công bố trước đây, dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành sẽ được khởi công vào năm 2015. Dự kiến, để xây dựng dự án cần khoảng 24.000 lao động thi công.

Trung Sơn
Nguồn vnexpress.net

Thủ tướng khẳng định xây sân bay Long Thành phù hợp với quy hoạch chung

Thủ tướng khẳng định xây sân bay Long Thành phù hợp với quy hoạch chung



Ngày 28/03/2014
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức trả lời bằng văn bản chất vấn của đại biểu Đỗ Văn Đương về đầu tư xây dựng sân bay Long Thành.

Chiều 21/11/2013, trong khuôn khổ thời gian Phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XIII, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời trực tiếp 3 đại biểu với 4 câu hỏi. Mới đây, Thủ tướng chính thức trả lời tiếp các chất vấn còn lại, trong đó có câu hỏi của đại biểu Đỗ Văn Đương.
Cụ thể, tại kỳ họp này, Đại biểu Đỗ Văn Đương có thắc mắc: Vì sao có sân golf trong Sân bay Tân Sơn Nhất và vì sao sân bay Biên Hòa, Cần Thơ và một số sân bay khác còn hoạt động cầm chừng, chưa hiệu quả lại tiếp tục đầu tư sân bay Long Thành.
Giải đáp vấn đề này, Thủ Tướng cho biết, theo đề nghị từ phía Bộ Quốc phòng, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải và UBND TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh về việc sử dụng có hiệu quả đất thuộc khu vực tĩnh không của sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Gia Lâm để xây dựng sân golf và một số công trình thể thao phù hợp (như nhiều nước đã làm), Thủ tướng đã đồng ý và giao Bộ Quốc phòng lập quy hoạch các sân golf nói trên.
Thủ tướng khẳng định, quyết định việc đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ của từng dự án hoàn toàn bảo đảm an ninh, an toàn của sân bay và phù hợp với Quy hoạch chung của hai Thành phố. Cũng như thực hiện đúng quy định về đầu tư xây dựng và thuê đất.
“Về việc đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là trung tâm kinh tế và có nhu cầu vận tải hàng không lớn nhất của cả nước, đòi hỏi phải có cảng hàng không quốc tế quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu trung chuyển quốc tế và nội địa,” Thủ tướng giải thích.
Hơn nữa, theo Thủ tướng: Sân bay Tân Sơn Nhất có công suất tối đa khoảng 25 triệu hành khách/năm, nằm trong trung tâm thành phố, mật độ dân số cao, quỹ đất dành cho phát triển mở rộng sân bay không còn, không có hệ thống giao thông tiếp cận tương ứng, không thể xây dựng thêm đường cất hạ cánh theo giãn cách tối thiểu ICAO quy định (1.340 m).
Do đó, việc mở rộng để nâng công suất lên 30-40 triệu hành khách/năm rất tốn kém và không khả thi.
Mặt khác, vị trí rất gần với Sân bay quân sự Biên Hòa nên việc sử dụng đồng thời 2 sân bay sẽ bị hạn chế bởi năng lực của vùng trời, đặc biệt là khi tần suất khai thác ngày càng tăng cao.
Cảng hàng không quốc tế Long Thành có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu giao thông qua cửa ngõ TP. Hồ Chí Minh ngày càng tăng bổ sung cho Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khi quá tải. Cảng này cũng đã có trong Quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không cả nước.
Hiện các cơ quan chức năng đang triển khai các thủ tục lập Báo cáo đầu tư để trình Hội đồng thẩm định Nhà nước trước khi Chính phủ báo cáo Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư. Sau khi được Quốc hội thông qua thì mới triển khai các thủ tục kêu gọi vốn đầu tư để thực hiện, Thủ tướng cho biết.
Được biết, nhiều ý kiến không tán đồng với phương án xây sân bay Long Thành, đặc biệt từ phía các cử tri TP. Hồ Chí Minh. Theo ý kiến của người dân, sân golf nên làm ở nơi đất xấu, xa dân, vì tốn nhiều nước tưới, sử dụng thuốc diệt cỏ dại, thuốc trừ sâu gây độc hại cho nguồn nước ngầm. Thêm vào đó, sân golf chiếm đất quá lớn và sẽ gây nguy hiểm cho máy bay lên xuống.
Còn trong lá đơn gửi lên Thủ tướng, ông Mai Trọng Tuấn (cựu phi công, người từng gây xôn xao dư luận vào năm 2009 với ý tưởng “đường bay vàng”) và ông Lê Trọng Sành (nguyên Trưởng phòng quản lý sân bay Tân Sơn Nhất, TP. Hồ Chí Minh) cho rằng đầu tư 8 tỷ USD để xây sân bay mới là lãng phí trong khi mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất vừa tiết kiệm lại giữ được giá trị lịch sử.
Phía Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam thì nhận định việc xây sân bay Long Thành là phương án tối ưu so với mở rộng Tân Sơn Nhất (dự báo quá tải sau năm 2020) hoặc dùng căn cứ không quân Biên Hoà, bởi chi phí cho Long Thành chỉ khoảng 7,8 tỷ USD, còn mở rộng Tân Sơn Nhất cần hơn 9,1 tỷ USD, Biên Hòa cần 7,5 tỷ USD nhưng sẽ mất thêm chi phí khử độc dioxin.
Mạnh Nguyễn (BizLive)
Nguồn: http://cafeland.vn

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Quy hoạch vùng TPHCM - Hướng kết nối đô thị mới Nhơn Trạch

Quy hoạch vùng TPHCM - Hướng kết nối đô thị mới Nhơn Trạch

Trả lời phỏng vấn PV Báo Sài Gòn Giải Phóng về Chiến lược phát triển TPHCM đến năm 2020 theo Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị, TS Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM, đã đề xuất: “Đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng ngay cây cầu nối TPHCM với đô thị Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai”.

Theo TS Trần Du Lịch, Nhơn Trạch là khu đô thị đã được quy hoạch bài bản, nằm ở vùng đất cao, địa chất đất tốt, thế đất đẹp; dân cư chưa nhiều. TPHCM hoàn toàn có thể phối hợp với Đồng Nai tiến hành giãn dân ra khu đô thị này thay vì tốn nhiều tiền để phát triển đô thị về phía Nam - vốn là vùng đất yếu, khi xây dựng sẽ tốn rất nhiều chi phí.
Rất cần một cây cầu thay thế phà Cát Lái, nối TPHCM với đô thị mới Nhơn Trạch (Đồng Nai). Ảnh: Diễm Thy

Nghịch lý thiếu, thừa...

Một buổi chiều cuối tháng 9-2012, chúng tôi đến đô thị mới Nhơn Trạch. Tất cả chỉ có gió và cây cỏ “làm chủ” khu đô thị được quy hoạch bài bản này. Nhiều lô nhà đất, cỏ đã mọc cao hơn đầu người. Trên vỉa hè, không ít viên gạch lát đã bắt đầu bong tróc. Không khí im ắng tới mức một cánh chim bay qua cũng nghe thấy tiếng… Gọi điện thoại mãi cho một cán bộ của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội và nhờ anh hướng dẫn, chúng tôi mới tìm đến được trụ sở văn phòng đại diện của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội ở Nhơn Trạch.
Cùng với nhiều nhà đầu tư khác như Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD), Công ty Đệ Tam…, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội đang đầu tư xây dựng nhiều khu đô thị mới ở thành phố Nhơn Trạch này. Tiếp chúng tôi, cán bộ này cho biết, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội đang bàn giao sổ đỏ cho các khách hàng mua đất của đơn vị. Mọi thủ tục cần thiết để người dân có thể an cư lâu dài ở đây, từ hạ tầng kỹ thuật tới hạ tầng xã hội, giấy tờ nhà đất… đã xong. Thậm chí, doanh nghiệp đã lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống đường ống đưa ga tới tận nhà dân. Người dân có thể sử dụng ga qua hệ thống này thay vì mua từng bình, không an toàn”.
Theo quy hoạch xây dựng vùng TPHCM, thành phố mới Nhơn Trạch tuy thuộc tỉnh Đồng Nai nhưng sẽ là một trong những đô thị vệ tinh quan trọng của TPHCM và là đô thị loại 2 của cả vùng. Năm 1996, thành phố mới Nhơn Trạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể với diện tích đất vào năm 2005 là 2.000ha, năm 2020 khoảng 8.000ha. Dân số dự kiến năm 2005 là 100.000 dân và đến năm 2020 khoảng 500.000 dân.
Thế nhưng, từ lúc quy hoạch được phê duyệt đến nay, đô thị mới Nhơn Trạch là một “đô thị ma” đúng nghĩa với gió hú và cảnh vắng lặng ớn người, cho dù giá nền nhà, đất ở đây rất rẻ, chỉ khoảng 1 triệu đến 2 triệu đồng/m². Nền nhà đất ở Nhơn Trạch lại có diện tích khá phù hợp với khả năng chi trả và sử dụng của đại đa số người dân: trung bình 100m². Nhơn Trạch nằm sát TPHCM. Từ TPHCM có thể đi đến Nhơn Trạch bằng quốc lộ 51 hoặc qua phà Cát Lái…
Gần nhau như thế, song trong khi Nhơn Trạch hoang vắng thì TPHCM phải đang đối mặt với việc giải quyết tái định cư cho hàng ngàn hộ dân và phát triển thêm đô thị mới. Nhiều hộ dân của thành phố đã phải tạm cư gần chục năm mà chưa có chỗ ở ổn định.

Cần một con đường

Một con đường gần hơn nối đô thị mới Nhơn Trạch với TPHCM được nhiều chuyên gia cho là giải pháp tốt nhất để giải quyết nghịch lý thừa, thiếu nêu trên cho TPHCM, Nhơn Trạch nói riêng và cả vùng TPHCM nói chung. Hiện nay sử dụng quốc lộ 51 hay phà Cát Lái đều tốn khá nhiều thời gian. Trong bối cảnh giao thông chưa thuận lợi, ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra ở quốc lộ 51...Nhơn Trạch khó  hấp dẫn người dân đến ở.
Nhận thức rõ điều ấy, 3 năm trước đây, lãnh đạo UBND TPHCM và UBND tỉnh Đồng Nai đã nhất trí phải xây dựng một con đường và một cây cầu nối TPHCM và Nhơn Trạch để tạo đà phát triển cho Nhơn Trạch và cả vùng TPHCM.
UBND TPHCM và UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất việc này và Thủ tướng Chính phủ trong buổi làm việc với lãnh đạo TPHCM ngày 15-3-2010 cũng đã kết luận: “Chấp thuận chủ trương cho thực hiện thí điểm việc bảo lãnh phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế hoặc ngân hàng nước ngoài cho vay đối với dự án xây dựng cầu đường Nhơn Trạch”. Tuy nhiên, hiện nay vướng mắc chính của dự án lại ở các bộ, ngành chức năng.
Theo ông Nguyễn Thành Thái, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Phú Mỹ, chủ đầu tư xây dựng công trình cầu, đường Nhơn Trạch, dự án đang “nằm” ở các bộ, ngành mà không biết bao giờ sẽ được triển khai. Về phần mình, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Phú Mỹ đã bước đầu hoàn tất nghiên cứu dự án xây dựng cầu, đường Nhơn Trạch.
Dự kiến công trình sẽ có điểm đầu tại khu vực trạm 2, quận Thủ Đức, đi qua quận 9 TPHCM, vượt sông Đồng Nai và kết thúc ở nút giao với đường 25B huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai với chiếu dài gần 18km. Có lẽ đã đến lúc các bộ ngành liên quan xem lại quyết định của mình. Phải cho đô thị mới Nhơn Trạch nói riêng và vùng TPHCM một cơ hội phát triển.
Theo Nguyễn Khoa (SGGP)