Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Bất động sản Đông Sài Gòn và cú hích từ hạ tầng

Bất động sản Đông Sài Gòn và cú hích từ hạ tầng


Với sự thuận lợi về vị trí, hạ tầng giao thông ngày một hoàn thiện, khu Đông TP.HCM đã và đang trở mình thành một vùng đất đầy tiềm năng cho sự phát triển.

Cú hích từ hạ tầng

Hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện với những tuyến đường cao tốc, đường vành đai, tàu điện ngầm, hầm vượt được triển khai xây dựng đã tạo thuận lợi không nhỏ khiến khu Đông trở thành tâm điểm của sự kết nối.
tuyen-cao-toc-tphcm-long-thanh-dau-giay
Tuyến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đã thông xe giai đoạn 1, giúp cho việc di chuyển từ TP.HCM đi Long Thành chỉ khoảng 15 phút
Cụ thể, hầm Thủ Thiêm và đường Võ Văn Kiệt, cầu Sài Gòn 2 hiện đã hoàn chỉnh, nối liền khu vực quận 2, quận 9 với trung tâm TP.HCM. Tại quận Thủ Đức, Dự án đường Phạm Văn Đồng giai đoạn 1 được đưa vào sử dụng, dự kiến cuối năm nay, toàn tuyến đường này sẽ chính thức hoàn thành, nối khu vực Sân bay Tân Sơn Nhất với quận Thủ Đức. Một loạt tuyến đường từ quận 2, quận 9 nối với quận 7 bằng cầu Phú Mỹ, nối với trung tâm TP.HCM qua Đại lộ Võ Văn Kiệt cũng đã đi vào sử dụng.
Tuyến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây cũng đã thông xe giai đoạn 1, giúp cho việc di chuyển từ TP.HCM đi Long Thành chỉ khoảng 15 phút. Hiện tại, tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, tuyến metro đầu tiên được xây dựng tại TP.HCM mặc dù chỉ mới là hình hài nhưng cũng đã có tác động nhất định đến thị trường bất động sản khu vực này.
Không ít công trình hạ tầng khác cũng được thành phố chuẩn bị xây dựng theo định hướng quy hoạch phát triển giao thông đến năm 2020 là phát triển thành “thành phố mở”, tập trung nối liền các khu đô thị mới, đô thị vệ tinh, công trình đầu mối giao thông liên vùng để gắn kết chặt chẽ với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Ngày 25/8, thông tin từ UBND TP.HCM cho biết, thành phố đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải một số nhiệm vụ trong những tháng cuối năm 2014, trong đó có việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng giao thông, nhất là các công trình trọng điểm. Đây sẽ là chất “xúc tác” cho các công trình hạ tầng giao thông sớm hoàn thiện.
Cụ thể, tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, những tuyến đường khác gồm TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành (dài 69 km, 6-8 làn xe); TP.HCM - Mộc Bài (dài 55 km, 4-6 làn xe); Bến Lức - Long Thành (dài 58 km, 6-8 làn xe); Biên Hòa - Vũng Tàu (dài 76 km, 6-8 làn xe) đang được quy hoạch. Riêng tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương sẽ được mở rộng quy mô 8 làn xe trong thời gian tới.
Trong khi đó, ở nội thành, ngoài hầm Thủ Thiêm, Chính phủ cũng đã đồng ý việc xây hầm Thủ Thiêm 2 băng qua sông Sài Gòn cùng 14 cây cầu mới sẽ được xây dựng vượt sông Sài Gòn gồm cầu Bình Quới (bán đảo Thanh Đa - Thủ Đức), Thủ Thiêm 2 (đường Tôn Đức Thắng), Thủ Thiêm 3 (quận 4 - quận 2), Thủ Thiêm 4 (quận 7 - quận 2)...; trên sông Nhà Bè sẽ xây cầu mới Bình Khánh; cầu Phước Khánh cũng được xây dựng trên sông Lòng Tàu...
Ngoài ra, theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, thành phố cũng ưu tiên hai hướng là Đông và Nam. Để phát triển không gian đô thị theo định hướng này, thành phố sẽ  phải hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông nhằm kết nối các khu đô thị. Và đó chính là cơ sở đề tin tưởng hạ tầng chắc chắn sẽ ngày một hoàn thiện chứ không chỉ là “nói suông”.

Bất động sản ăn ké hạ tầng

Với hàng loạt dự án hạ tầng giao thông ở TP.HCM được khẩn trương đầu tư xây dựng. Giới kinh doanh địa ốc kỳ vọng, sự bứt phá của cơ sở hạ tầng sẽ mở lối cho thị trường bất động sản phát triển.
Theo khảo sát của Công ty Savills, một trong những yếu tố quan trọng tác động đến thị trường bất động sản TP.HCM gần đây và trong thời gian tới là sự phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông. Trong đó, nổi bật nhất ở khu vực phía Đông thành phố với nhiều công trình hạ tầng giao thông đã, đang và sẽ được đưa vào hoạt động.
Ông Marc Townsend, Tổng giám đốc điều hành CBRE Việt Nam cho rằng, một trong những điểm nhấn của thị trường bất động sản năm 2014 là sự bứt phá của hạ tầng. Những nơi nào có chính sách phát triển hạ tầng tốt sẽ kéo theo điểm nhấn của thị trường, trong đó khu Đông TP.HCM là một trong những điểm nhấn.
Trên thực tế, sự bứt phá của hạ tầng đã khiến không ít doanh nghiệp địa ốc mạnh dạn bơm vốn vào các dự án. Mới đây, Tập đoàn Vingroup khởi công Dự án Vinhomes Tân Cảng, tổng vốn đầu tư khoảng 30.000 tỷ đồng, nhằm biến khu đất trên diện tích gần 43 ha trải dài theo bờ sông Sài Gòn thành một khu đô thị hiện đại và cao cấp bậc nhất Việt Nam. Công ty Đại Quang Minh cũng đang tích cực triển khai các hạng mục trong khu đô thị Đại Quang Minh nằm trên đại lộ Mai Chí Thọ. Công ty Khang Điền cũng liên tục mở bán các dự án trong khu vực này. Và trong tháng 10 tới, Khang Điền sẽ tiếp tục mở bán dự án Mega Residence gần đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đình Bảo, Phó Tổng giám đốc Công ty Khang Điền tiết lộ, ngay trong năm nay sẽ có ít nhất hai dự án nữa ở khu vực cao tốc Long Thành – Dầu Giây ra đời.
Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM Nguyễn Văn Đực cũng tin rằng, trong tương lai không xa, việc hình thành những tuyến đường mới sẽ mở ra những cơ hội mới trên thị trường BĐS, đương nhiên điều này chỉ đúng với những chủ đầu tư có tiềm lực và có tâm. “Rõ ràng trước những lợi thế về mặt hạ tầng giao thông, chí ít các nhà đầu tư cũng đã nhìn thấy điều đó. Và trên thực tế, họ đã và đang tiếp tục dồn tiền để triển khai các dự án ở khu Đông thành phố”, ông Đực cho biết.
Theo cafeland.vn

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

TP HCM: Chấp thuận xây dựng sân bay quốc tế Long Thành

TP HCM: Chấp thuận xây dựng sân bay quốc tế Long Thành

Đó là quan điểm được UBND TP HCM nêu trong văn bản mới nhất gởi Bộ GTVT về việc triển khai dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành.

UBND TP HCM cũng đề nghị Bộ GTVT xem xét điều chỉnh tiến độ, đặt mục tiêu hoàn thành, đưa dự án sân bay Long Thành đi vào khai thác sớm hơn so với dự kiến là năm 2023

Theo UBND TP HCM, việc xem xét đầu tư mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất không phải là dự án hiệu quả nên chính quyền TP thống nhất với Bộ GTVT về việc triển khai dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành.


Theo UBND TP, với công suất khoảng 20 triệu lượt người/năm, hệ thống giao thông kết nối hiện hữu với sân bay Tân Sơn Nhất đã thường xuyên bị quá tải. Nếu nâng tổng công suất lên 50 triệu lượt người/năm thì sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được mở rộng về phía Bắc với diện tích giải phóng mặt bằng thêm 641 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 9,152 tỉ USD. Với quy mô mở rộng này, hệ thống giao thông xung quanh sân bay hiện hữu sẽ quá tải dẫn đến ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên diện rộng.

Ngoài ra, việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất sẽ ảnh hưởng đến môi trường do phải di dời, tái định cư nhiều hộ dân, ô nhiễm tiếng ồn và khí thải sẽ vượt xa tiêu chuẩn cho phép.



Mặt khác, sau khi hoàn thành mở rộng, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ hạn chế rất lớn đến việc thực hiện quy hoạch phát triển đô thị do bị khống chế về tĩnh không, phễu bay, chưa tính đến các yếu tố liên quan quy hoạch, quản lý vùng trời của Bộ Quốc phòng.

UBND TP HCM cũng đề nghị Bộ GTVT xem xét điều chỉnh tiến độ, đặt mục tiêu hoàn thành, đưa dự án sân bay Long Thành đi vào khai thác sớm hơn so với dự kiến là năm 2023. Theo báo cáo giải trình của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam, đến năm 2016 - 2017, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ mãn tải; trong khi đến năm 2023 dự án sân bay Long Thành mới có thể được đưa vào khai thác giai đoạn 1a (đáp ứng 17 triệu lượt người/năm) là chậm.

Liên tục trong những năm gần đây, cử tri quận Tân Bình, TP HCM đã nhiều lần kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, HĐND TP và UBND TP HCM không nên thực hiện dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành vì cho rằng không cần thiết và lãng phí, mà chỉ nên mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất hiện hữu.

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Thị trường bất động sản 20 năm nhìn lại: đỉnh cao và vực sâu

Thị trường bất động sản 20 năm nhìn lại: đỉnh cao và vực sâu

Mỗi bước thăng trầm của thị trường bất động sản Việt Nam thường gắn liền với các biến cố vĩ mô và chính sách đối với bất động sản. Nợ xấu, tồn kho lớn, DN phá sản, người mua không có nhà,... hậu quả của một thời kỳ sốt nóng BĐS. Trải qua 20 năm, thị trường BĐS Việt Nam có những bước thăng trầm, từ lúc sốt nóng hầm hập tới nay vẫn đang chậm chạp hồi sinh.

Nợ xấu, tồn kho lớn, DN phá sản, người mua không có nhà,... hậu quả của một thời kỳ sốt nóng BĐS. Trải qua 20 năm, thị trường BĐS Việt Namcó những bước thăng trầm, từ lúc sốt nóng hầm hập tới nay vẫn đang chậm chạp hồi sinh.Mỗi bước thăng trầm của thị trường bất động sản Việt Nam thường gắn liền với các biến cố vĩ mô và chính sách đối với bất động sản.

Lạm phát bùng nổ vào năm 2011 và chính sách thắt chặt tiền tệ đã dập tắt cơn sốt cục bộ nhà đất ở Đà Nẳng và Hà Nội. Chủ trương của Chính phủ là kiềm chế lạm phát, do đó thắt chặt tín dụng vào lĩnh vực phi sản xuất, trong đó có chứng khoán và bất động sản. Thị trường nhà đất sau đó gần như đóng băng, thanh khoản giảm mạnh.
Năm 2007, để mua được căn hộ tại TP.HCM, người dân phải xếp hàng, chen lấn xô đẩy và đặt cọc hàng trăm triệu đồng.

Thời điểm năm 2012, tồn kho bất động sản tại lên tới trên 100 nghìn tỷ, hiện đã giảm xuống còn khoảng trên 80 nghìn tỷ. Khó khăn này đã ảnh hưởng không chỉ đến các DN bất động sản mà còn tác động tới rất nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế như vật liệu, xây dựng, lao động, ngân hàng...
Cuối năm ngoái, nhiều chuyên gia đã tranh cãi nhau về vấn đề thị trường liệu đã chạm đáy. Đến thời điểm này, câu trả lời vẫn chưa thực sự rõ ràng, sự chuyển biến ở một vài phân khúc cũng chỉ là ánh sáng le lói của thị trường.
Nhìn lại lịch sự của thị trường BĐS có thể thấy, chu kỳ diễn ra ngày càng phức tạp hơn và không một chuyên gia nào có thể đoán trước được thời thế.
Cơn sốt 1993-1994: Diễn ra trong bối cảnh Luật Đất đai năm 1993 ra đời cho phép việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất dễ dàng hơn.
Giai đoạn đóng băng 1995-1999: Sau cơn sốt mạnh, thị trường bất động sản Việt Nam bước vào giai đoạn đóng băng kéo dài 5 năm. Nguyên nhân do các chính sách vĩ mô và sự biến động của nền kinh tế.
Bùng nổ 2001-2002: Sau giai đoạn đóng băng kéo dài 5 năm, thị trường bất động sản bắt đầu chuyển mình vào năm 2000 và bùng nổ vào giai đoạn 2001-2002.
Nguội lạnh 2002-2006: Năm 2003 giao dịch địa ốc thành công giảm 28%, năm 2004 giảm 56% và năm 2005 giảm 78%.
Sốt nhà đất 2007-2010: Sau 4 năm trầm lắng, thị trường bất động sản lại sốt nóng sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Cơn sốt này diễn khi nền kinh tế đang trong đà tăng trưởng mạnh, dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào lớn và tăng trưởng tín dụng cao.
Như vậy, chỉ trong vòng 20 năm trở lại đây thị trường nhà đất Việt Nam đã trải qua 6 lần sốt giá và suy giảm.


Trong vòng 20 năm kể từ năm 1990 đến nay, thị trường BĐS đã chứng kiến một sự đổi thay chóng mặt.
Tại Hà Nội, chủ đầu tư bán nhỏ giọt, người mua nhà phải bốc thăm, mua chênh hàng trăm triệu đồng và xếp hàng từ lúc nửa đêm để có suất mua nhà.
Với 3 cơn “sốt” nhà đất vào các năm 1991-1993, 2001-2003, 2007-2008, giá nhà đất tăng lên hơn 100 lần, hoàn toàn vượt khỏi tầm với của những người có thu nhập từ thấp đến trung bình tại các TP lớn như Hà Nội hay TP.HCM.
Cơn sốt đất ảo đi qua, đầu cơ bỏ thị trường, rớt giá và hàng nghìn tỷ đồng tồn đọng trong BĐS. Dự án bỏ hoang, chậm tiến độ,...
Chủ đầu tư và người mua nhà bắt đầu mâu thuẫn và kiện cáo, đỉnh điểm là một loạt các vụ tranh chấp diễn ra trong những năm gần đây.http://diaoc-eco.blogspot.com/Nếu như trước đây, các chủ đầu tư âm thầm bán hàng, đi đêm để có suất ngoại giao thì nay để bán được hàng, chủ đầu tư tìm mọi cách tiếp thị, trong đó để giảm chi phí vỉa hè vẫn là một kênh hiệu quả.
Lúc này người mua nhà mới thực sự là thượng đế, các chương trình khuyến mại rầm rộ mà vẫn không có người mua nhà.http://diaoc-eco.blogspot.com/                                                  Cảnh nhộn nhịp thời kỳ sốt đất tại các sàn, cò đất tha hồ thao túng thị trường

Và đây là cảnh ảm đạm, cửa đóng then cài, sàn BĐS âm thầm rời bỏ thị trườnghttp://diaoc-eco.blogspot.com/Cắt giảm các dự án không tiềm năng, tập trung đầu tư vào một dự án, đẩy mạnh mua bán dự án hoặc chuyển hướng xây các dự án có mức giá vừa phải, diện tích căn hộ nhỏ, khuyến mại cho khách hàng... là cách mà các doanh nghiệp bất động sản lựa chọn.

Diện tích căn hộ giảm đáng kể ở phân khúc cao cấp và hạng sanghttp://diaoc-eco.blogspot.com/Nhiều doanh nghiệp cũng đã ý thức rằng thời kỳ BĐS đỉnh cao, “ăn xổi” gần như đã qua.http://diaoc-eco.blogspot.com/Giá nhà, đặc biệt là nhà chung cư xuống đúng tầm tay người dân

Nhu cầu về nhà ở vẫn còn rất lớn, cơ hội cho các Doanh nghiệp BĐS vẫn còn nhiều.
CBRE giả định có 10% trong số 3,1 triệu người có việc làm có nhu cầu nhà ở thì đã có 300.000 người dân cần nhà.

Đây được xem là thời hoàng kim của tăng trưởng kinh tế khi GDP năm 1993 tăng tới 8,1%, năm 1994 tăng 8,8% và đỉnh điểm năm 1995 tăng 9,5%. Tăng trưởng mạnh của GDP khiến người ta tin vào tương lai sáng lạn của nền kinh tế đã thúc đẩy giá nhà đất tăng mạnh.
Cảnh tượng năm 2014, chủ đầu tư ào ào mở bán, chăm sóc đủ kiểu để mời gọi người mua nhà


Ngân hàng dễ dãi hơn trong việc cho vay BĐS

Căn hộ bình dân đang là xu hướng mới của thị trường bất động sản.
Giá căn hộ cũng trở về mức trên dưới 20 triệu đồng/m2

cafeland
Theo kết quả thị trường như trên chúng ta có thể dự đoán cuối năm 2015-đầu 2016 thị trường bất động sản có thể lại bùng nổ nhưng với động thái mới có lợi cho người mua. Chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng và sẵn sàng để đón đầu xu hướng?

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Mãn nhãn với thiết kế căn hộ nhỏ 30m2 đẹp lộng lẫy

Mãn nhãn với thiết kế căn hộ nhỏ 30m2 đẹp lộng lẫy

Dù nhỏ nhưng căn hộ 30m2 này vẫn rất gọn gàng và tiện dụng nhờ nội thất đa năng và sự sáng tạo trong bài trí nội thất.
Khó có thể tưởng tượng được một căn hộ 30m2 có thể đem lại cho bạn một không gian sống thoải mái với đầy đủ không gian phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp và khu vực làm việc, thư giãn riêng. Tuy nhiên, với sự sáng tạo và khéo léo trong cách bố trí, sắp xếp nội thất 3 trong 1 của thiết kế căn hộ dưới đây chắc chắn sẽ "thôi miên" bạn.
Căn hộ này có diện tích chính xác là 30m2. Tuy nhỏ bé nhưng chắc chắn nó không hề chật chội hay quá bừa bộn. Đó là bởi vì nó sở hữu một thiết kế và cách bố trí rất thực tế, hợp lý. Mọi chức năng sinh hoạt của căn hộ đều được sắp đặt trong một căn phòng lớn duy nhất. Đó là không gian sinh hoạt gồm có khu vực ghế ngồi thư giãn, bàn làm việc, phòng ăn và bếp. Tất cả trong một, được phân định rạch ròi và thuận tiện.
Căn hộ cũng sử dụng đồ nội thất đa chức năng và các phụ kiện trang trí đầy khéo léo. Vấn đề không gian lưu trữ được giải quyết hoàn hảo nhờ một lượng lớn các tủ, kệ ẩn thông minh.
Bên cạnh đó, xuyên suốt căn hộ, gam màu trắng được sử dụng làm màu nền chủ đạo vừa tạo cảm giác tinh tế vừa khiến không gian sống dường như rộng hơn so với thực tế. Màu đỏ của bộ Sofa điểm xuyến tạo nên điểm nhấn, sự sống động cho  thiết kế. 
interior design
Khu vực phòng khách là khu vực sinh hoạt chung rộng lớn, nơi gia chủ có thể gặp gỡ bạn bè, trò truyện và giải trí. Chiếc ghế sofa dài là nội thất chính cho không gian này.
studio apartment design
  Phòng khách, phòng ngủ được bố trí liền nhau và ngăn cách với nhau bởi chiếc tủ đựng đồ. Đây là một cách bố trí khá thông minh giúp căn hộ nhỏ được thông thoáng nhưng vẫn không mất đi sự riêng tư của từng khu vực sinh hoạt.
interior design living room
Cửa sổ được sử dụng rèm với họa tiết ren trắng tạo độ thoáng cho không gian. Ngoài ra, bức tường mộc nguyên đá tạo nên nét cổ điển rất riêng giữa không gian sống hiện đại
small studio apartment ideas
Căn hộ còn có một góc nhỏ bên cửa sổ, đủ thoáng để kê một chiếc bàn và hai chiếc ghế xinh xắn. Đây vừa là nơi làm việc, bàn ăn nhưng cũng vừa là nơi thư giãn, ngắm cảnh lý tưởng những lúc rảnh rỗi.
interior design bedroom ideas
Đối diện với khu vực tiếp khách sẽ là khu vực nghỉ ngơi được phân cách bởi kệ tủ. Khu vực phòng ngủ được tối giản đến mức tối đa, chỉ gồm một chiếc giường ngủ đôi, một tranh nhỏ đẹp mắt. Dù không được rộng rãi nhưng không gian phòng ngủ vẫn tạo được cảm giác thoải mái cho những giờ nghỉ ngơi
 
small studio apartment design ideas
Khu bếp được thiết kế nhỏ gọn ngay sát tường với hê thống tủ và kệ ẩn thông minh giúp tiết kiệm diện tích.
studio apartment design small
Lối đi vào trong khu nhà tắm và nhà vệ sinh được tạo điểm nhấn với những bức tranh treo tường đậm chất cổ điển
interior design small bathroom ideas

Dù có diện tích khá khiêm tốn nhưng với sự hỗ trợ của hệ thống tủ, kệ sát tường giúp không gian nhà tắm gọn gàng, ngăn nắp.

Lan Nhi
Theo Infonet/Betterhome

Hình dạng lô đất và vị trí đắc địa để làm nhà

Hình dạng lô đất và vị trí đắc địa để làm nhà

Theo phong thủy, tốt nhất là xây nhà ngay trung tâm lô đất để tạo sự cân bằng trong đời sống, sự nghiệp thành công và tiền của dồi dào.

Trong thuyết dương trạch (chọn đất làm nhà khác với âm trạch là chọn đất đặt phần mộ), phong thủy cũng quan tâm đến việc xem xét hình dạng của lô đất.


Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có một lô đất có hình dạng ưng ý, nhất là trong tình hình ở các đô thị hiện nay, đất đai ngày một đắt đỏ. Mặt khác, có lô đất rồi nhưng đặt nhà trên lô đất ấy như thế nào cũng là một vấn đề.

Chúng tôi xin đưa ra một số hình dạng lô đất điển hình, cách dựng nhà trên những lô đất ấy để phát huy tối đa sinh khí, hạn chế đến mức thấp nhất những khiếm khuyết.
Mảnh đất hình tròn được coi là tốt nhất, hứa hẹn nhiều cơ may phát triển trong nghề nghiệp. Trong trường hợp này, nếu xây nhà hình vuông vào đúng trọng tâm lô đất thì lại càng tốt vì tích tụ được vượng khí và tạo sự cân bằng, điều hòa. Lúc này, cả lô đất trông giống như đồng tiền cổ (đồng tiền hình tròn có lỗ vuông ở giữa) nên vấn đề tài chính của người cư ngụ rất dồi dào.
Xét thấy, về mặt khoa học, hình tròn là hình tối ưu (trong cùng một diện tích thì hình tròn có chu vi nhỏ nhất) và trong các hình tứ giác thì hình vuông lại là hình tối ưu. Hình vuông đặt vào trọng tâm hình tròn về mặt kiến trúc sẽ tạo được sự cân đối, hài hòa trong khi diện tích được sử dụng một cách tối ưu.
Lô đất hình vuông: Thông thường thì lô đất hình vuông được coi là tốt (vì trong thực tế rất hiếm có được lô đất hình tròn). Tuy nhiên, nếu ngôi nhà lại nằm ở phần trước của nửa lô đất thì người cư ngụ sẽ phát tiết lúc đầu nhưng về sau lại gặp phải những thất bại chua xót. Tốt nhất là xây nhà ngay trung tâm lô đất để tạo sự cân bằng trong đời sống, sự nghiệp thành công và tiền của dồi dào.
Trong trường hợp đã trót làm nhà ở nửa trước của lô đất, nhà phong thủy thường khuyên người ta đặt một trụ đèn chiếu ở giữa đường ranh giới đất phía sau và 2 đèn ở 2 góc phía trước, các đèn này đều chiếu vào mái nhà.
Lô đất hình chữ nhật: Hình chữ nhật thực chất cũng có nguồn gốc từ hình vuông, là một sự biến cải của hình vuông và cũng được coi là một lô đất tốt. Trong trường hợp này, bạn cũng xử lý như với lô đất hình vuông, tức là tốt nhất hãy xây nhà vào trọng tâm lô đất và nếu chẳng may đã trót làm nhà vào nửa trước lô đất thì cũng xử lý như đối với hình vuông.
Lưu ý: Trong điều kiện hiện nay, nhất là ở các đô thị đất đai chật hẹp, nhiều khi chúng ta không thể để chừa đất xung quanh nhà được mà phải xây hết đất. Trong trường hợp này, tâm của ngôi nhà trùng với tâm của lô đất và như vậy là đã làm nhà vào trọng tâm lô đất.



Theo Thủy Văn



Báo Xây Dựng

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Khởi động đô thị vệ tinh của TPHCM


Khởi động đô thị vệ tinh của TPHCM

Theo quy hoạch Vùng TPHCM, xung quanh đô thị hạt nhân là TPHCM hiện hữu sẽ có chuỗi đô thị vệ tinh như Thủ Dầu Một (Bình Dương), Nhơn Trạch (Đồng Nai)… Đầu năm nay, nhiều sự kiện lớn khởi động đã mở màn cho sự phát triển chuỗi đô thị vệ tinh này.

Thủ Dầu Một mạnh mẽ

Lấy đô thị hạt nhân TPHCM làm trung tâm, các đô thị trong phạm vi bán kính 30km từ trung tâm này sẽ là các đô thị vệ tinh của TPHCM. Trong đó, thành phố Thủ Dầu Một là một đô thị vệ tinh độc lập trong chuỗi các đô thị vệ tinh này.
Có thể nói, trong 2 đô thị vệ tinh độc lập của Vùng TPHCM (Thủ Dầu Một, Biên Hòa) thì Thủ Dầu Một dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng đã có bước tiến rất nhanh và mạnh mẽ, quy hoạch đồng bộ và phát triển đô thị thần tốc. Bình Dương không chỉ cải tạo đô thị cũ mà còn đặt mục tiêu mở rộng gấp đôi đô thị trung tâm với đề án xây dựng Thành phố mới Bình Dương rộng đến 1.400 ha.
Tối 20/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã cùng lãnh đạo Trung ương và tỉnh Bình Dương nhấn nút khánh thành tòa nhà chính trị - hành chính tập trung tỉnh Bình Dương. Tòa nhà này xây dựng theo hình tháp đôi, mỗi tháp cao 21 tầng với kinh phí trên 1.400 tỷ đồng. Trung tâm hành chính đi vào hoạt động không chỉ đánh dấu cho quá trình cải cánh hành chính của tỉnh mà còn giúp cả khu đô thị Thành phố mới Bình Dương chuyển mình, xây dựng nên một diện mạo mới cho Thủ Dầu Một.
Trung tâm hành chính Bình Dương đi vào hoạt động, Thành phố mới chuyển mình
Trung tâm hành chính Bình Dương đi vào hoạt động, Thành phố mới chuyển mình

Dù đề án xây dựng Thành phố mới Bình Dương đã được khởi động từ lâu với mục tiêu xây dựng một khu đô thị mới hiện đại, mở rộng và làm động lực phát triển thành phố Thủ Dầu Một hiện hữu. Tuy nhiên, đến nay Thành phố mới Bình Dương chỉ có cơ sở hạ tầng, đường xá được xây dựng sẵn nhưng chưa thu hút được nhiều dân cư.
Nhưng sau sự kiện “dời đô” này, tất cả hoạt động hành chính của tỉnh sẽ dời về đây, các tiện ích phục vụ hoạt động này sẽ tự động dời về đây trong tương lai gần và trở thành hạt nhân xây dựng nên khu đô thị này. Do đó, nhiều người vẫn xem sự kiện ngày 20/2 mới chính thức là sự kiện khởi động xây dựng Thành phố mới Bình Dương, giúp mở rộng Thủ Dầu Một trở thành 1 trong 2 đô thị vệ tinh lớn nhất của TPHCM.

Cơ hội cho Nhơn Trạch

Nhơn Trạch dù thuộc địa phận Đồng Nai nhưng trong quy hoạch vùng TPHCM, đây lại là một đô thị vệ tinh phụ thuộc của đô thị hạt nhân TPHCM bởi nó nằm sát nách thành phố lớn này, chỉ cách nhau bởi nhánh sông Sài Gòn.
Khi thông tin quy hoạch Nhơn Trạch thành đô thị vệ tinh của TPHCM, nằm trên tuyến đường cao tốc nối TPHCM với sân bay Long Thành được công bố, nhiều người đã mơ đến sự đổi thay nhanh chóng của vùng đất này. Chính quyền địa phương cũng nhanh chóng quy hoạch xây dựng khu đô thị mới đạt chuẩn, hiện đại bên cạnh khu thị tứ cũ của Nhơn Trạch và khu đô thị mới ecosun hay Dự án Sunflower City.
Thế nhưng, quy hoạch 10 năm vẫn chưa thành hiện thực. Những khu dân cư trong đô thị mới Nhơn Trạch đã xong hạ tầng, chia nền, thậm chí là xây nhà nhưng vẫn hoang vắng, chẳng có mấy người ở. Nguyên nhân chính là vì sân bay Long Thành chưa khởi động, đường cao tốc nối thẳng TPHCM với Nhơn Trạch chưa thành, thế ngăn sông khiến Nhơn Trạch chưa chuyển mình được.




Một dự án đô thị mới ở Nhơn Trạch

Ngày 2/1, 20km đầu tiên của tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây đoạn từ đường Vành đai 2 (quận 9) đến QL 51 (tỉnh Đồng Nai) đã chính thức được thông xe. Theo Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, đường cao tốc giúp rút ngắn hơn một nửa thời gian lưu thông từ TPHCM về thành phố Vũng Tàu. Nhưng điều quan trọng là điểm cuối của đoạn 20km này nối vào Nhơn Trạch, mở ra 1 cơ hội cho Nhơn Trạch phát triển khi chưa có sân bay Long Thành.
Ngay sau sự kiện thông xe đoạn 20km cao tốc trên, tỉnh Đồng Nai và chính quyền Nhơn Trạch đã có buổi họp bàn điều chỉnh quy hoạch đô thị mới này cho phù hợp tình hình mới, đón đầu cơ hội phát triển. Nhiều công ty bất động sản cũng rục rịch khởi động lại các dự án khu dân cư đang hoang hóa từng ngày tại đây. Bởi theo họ, khi cách trở giao thông được khắc phục, lợi thế giá đất rẻ sẽ giúp khu đô thị này nhanh chóng phát triển. Một cơ hội mới cho đô thị vệ tinh phụ thuộc phía Đông Nam TPHCM chuyển mình.
Phạm Xuân Hải 0902 824 212
Phòng kinh doanh Chủ đầu tư Phúc Khang.

Dự án Ecosun - Nhơn Trạch

Dự án Ecosun - Nhơn Trạch


Dự án Ecosun - Nhơn Trạch tọa lạc ngay trung tâm Thành phố mới Nhơn Trạch, là tâm điểm tam giác kinh tế trọng điểm TP.HCM – Đồng Nai 




 – Vũng Tàu, tiếp giáp với Quận 2, Quận 9 và Nhà Bè, EcoSun sở hữu vị trí cực kỳ thuận lợi với rất nhiều tuyến đường bộ thủy, không, sắt đã và đang hình thành. Đặc biệt là tuyến Cao tốc TP HCM – Nhơn Trạch - Long Thành – Dầu Giây vừa thông xe khiến việc di chuyển từ Trung tâm TPHCM đến dự án được rút ngắn xuống còn một nửa.


- Cách Trung Tâm Quận 1 (30km).
- Cách phà Cát Lái 18km (20 phút).
- Cách Đô Thị Mới Đông Sài Gòn 6km.
- Cách Trung Tâm Nhơn Trạch (vòng xoay cái nón) 5km.
- Cách thành phố mới Nhơn Trạch 1,8km.
- Cách Biển Vũng Tàu 50km.
- Cách Tp Biên Hòa 10km.
- Cách sân bay quốc tế Long Thành 9km (10 phút).

Buổi lễ ánh dương tổ chức lần 1 thu hút hơn 1000 khách hàng tham quan, tham gia đầu tư cùng Phúc Khang.

Với đất nền Nhơn Trạch eco sun, giao thông cực kỳ thuận lợi khi các đầu mối giao thông lớn tầm quốc gia đều hội tụ tại đây. Ưu thế cao từ 18 đến 25m so với mực nước biển sẽ tránh được sự thay đổi của biến đổi khí hậu như ngập lụt, thiên tai. Và hơn nữa, chúng ta sẽ tiết kiệm được chi phí khi làm móng vì đất nền Eco sun tọa lạc trên nền đất phù xa cổ cứng và chắc.

Đang xây dựng phố chuyên gia tại dự án
 Vị trí dự án thuận lợi với những tiềm năng phát triển tương lai về thủy, bộ, không, sắt


 Công viên đã hoàn thiện tại dự án
 Tòa nhà Petro với hơn 600 cư dân tọa lạc đối diện TTTP mới Nhơn Trạch
 Trục đường Trần Phú với 8 làn xe
 Nhà hàng tiệc cưới Sunflower Palace trước thi công
 Nhà hàng tiệc cưới Sunflower Palace sau khi hoàn thiện và đưa vào sử dụng





 4 loại mẫu nhà thông minh do công ty SpaceMatrix gửi tặng Khách hàng khi ký Hđ cùng Phúc Khang






 Cơ sở hạ tậng tại dự án đã hoàn thiện ( điện, nước âm )theo chuẩn của khu đô thị mới

Quần thể văn hóa Hang Nai - 1 nét đặc trưng về tâm linh cũng được Phúc Khang trùng tu và thổi hồn vào dự án Ecosun






GIÁ CẢ HỢP LÝ tạo nên sự khác biệt cho eco sun

Giá thấp nhất khu vực

TIẾN ĐỘ THANH TOÁN ƯU VIỆT ai ai cũng có thể sở hữu tại eco sun

Thanh toán 8 đợt đến 10 đợt trong 24 đến 36 tháng
Đợt 1 chỉ 15%

SO SÁNH VỊ TRÍ, GIÁ CẢ và THỜI GIAN DI CHUYỂN đến ecosun

- Di chuyển từ Q12 đến hầm Thủ Thiêm mất 45 phút. Giá đất từ 12tr đến 25tr
- Di chuyển từ SFC đến Thủ Thiêm chỉ từ 30 phút.
Giá chỉ bằng 1/5 đến 1/10 Q12.

ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ tại đất nền eco sun

Là nhà đầu tư BĐS, Trong vòng 3 năm tới
-Gởi Ngân Hàng: 6%/năm
- Mua Vàng: Không biết
- Chứng khoán: Không biết
- …
- Đất nền eco sun tăng bao nhiêu lần TRONG VÒNG 1 ĐẾN 3 NĂM TỚI ?
(Bài học tăng giá từ các dự án trước và sau khi kết nối hạ tầng)

TIỀM NĂNG TĂNG GIÁ

- Mức giá tại Q2 và Q9 đang quá cao
- Lịch sử chứng minh BĐS tăng giá đột phá khi khi các công trình hạ tầng hoạt động

ĐẦU TƯ CHO TƯƠNG LAI tại đất nền Eco Sun

• ĐẦU TƯ KINH DOANH NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN
• CHO  CHUYÊN GIA THUÊ
• MỞ VP ĐẠI DIỆN CÁC NGÀNH DV VẬN CHUYỂN, KHO CẢNG, SÂN BAY …
• AN CƯ, NGHỈ DƯỠNG
• ĐẦU TƯ CHO THẾ HỆ CON CHÁU.

THỜI ĐIỂM ĐỂ QUYẾT ĐỊNH đầu tư Eco Sun

- Mức giá thành làm ra 1m2 thương phẩm tại khu vực lên đến 3tr/m2.
- Tốc độ lạm phát  và trượt giá cao lên đến 7%/ năm khiến cho BĐS được lựa chọ như một kênh đầu tư an toàn.
- Các tín hiệu thị trường đang cho thấy thị trường BĐS sẽ hồi phục trong năm 2014.
+ Động thái mở van tín dụng của NH cho vay gói 30000 tỷ và các gói khác cũng đang được xúc tiến.
+ LS trần được giảm xuống 6%.
Liên hệ trực tiếp chủ đầu tư để có thông tin chi tiết về giá, phương thức thanh toán, pháp lý...
Có xe đưa đón đi tham quan miễn phí cùng nhiều ưu đãi khi tham gia event cùng chủ đầu tư.
Phạm Xuân Hải 0902 824 212
Phòng kinh doanh Chủ đầu tư Phúc Khang.